Hình ảnh đầu tiên về vật thể giống hành tinh quay quanh ngôi sao tương tự như Mặt Trời

Các nhà thiên văn học mới đây đã vén bức màn bí mật về vật thể trông giống một hành tinh ở cạnh một ngôi sao tương tự như Mặt Trời.

Ba nhà khoa học thuộc trường đại học Toronto đã sử dụng kính viễn vọng bắc Gemini tại Mauna Kea (Ha-oai) để chụp những bức ảnh về ngôi sao trẻ 1RXS J160929.1-210524 (nằm cách trái đất khoảng 500 năm ánh sáng) và một ứng cử viên bạn đồng hành của ngôi sao đó. Họ cũng chụp ảnh quang phổ để xác định đặc tính của người bạn đồng hành này, nó có khối lượng gấp khoảng 8 lần sao Mộc. Khoảng cách từ ngôi sao và người bạn đồng hành của nó lớn hơn khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời gấp 330 lần. Hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời là Hải Vương tinh, nó quay quanh mặt trời với quỹ đạo chỉ gấp khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời là 30 lần. Ngôi sao ban đầu có khối lượng tương đương với Mặt Trời nhưng trẻ hơn nhiều.

David Lafrenière – tác giả chính của bài báo công bố trên tờ Astrophysical Journal Letters – cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi trực tiếp quan sát được một vật thể có khối lượng tương đương với hành tinh có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời. Nếu chúng tôi chứng minh được vật thể này bị lực hấp dẫn gắn với ngôi sao thì đây sẽ là một bước tiến lớn”.

Cho đến bây giờ các vật thể giống hành tinh duy nhất được cho là tồn tại ở ngoài hệ mặt trời, có thể chúng đang trôi nổi tự do trong vũ trụ (chứ không phải quay quanh một ngôi sao) hoặc có quỹ đạo quanh một sao lùn nâu mờ nhạt, rất dễ phát hiện bạn đồng hành có khối lượng của một hành tinh.

Sự tồn tại của vật thể có khối lượng của hành tinh bên cạnh ngôi sao mẹ trở thành một điều bất ngờ, đồng thời đặt ra một thử thách cho các mô hình giả thuyết về sự hình thành sao và hành tinh. Ray Jayawardhana – thành viên trong nhóm nghiên cứu kiêm tác giả cuốn sách về ngoại hành tinh có tựa đề ‘Worlds Beyond’ – cho biết: “Khám phá này là một lời nhắc nhở nữa về tính đa dạng lớn của thế giới. Nó cũng là một lời gợi ý giá trị rằng tự nhiên có thể có nhiều con đường hình thành các vật thể có khối lượng hành tinh đồng hành với các ngôi sao bình thường”. 

Ảnh quang học thích ứng của 1RSX J160929.1-210524 và người bạn đồng hành có khối lượng gấp khoảng 8 lần sao Mộc của nó (trong vòng tròn đỏ). Hình ảnh là sự kết hợp giữa các hình ảnh hồng ngoại gần dải J-, H- và K-. Tất cả các bức ảnh được chụp bằng hệ thống quang học thích ứng Gemini Altair và máy ảnh hồng ngoại gần NIRI trên kính viễn vọng bắc Gemini. (Ảnh: Image courtesy of Gemini Observatory)

Nhóm đã tận dụng kỹ thuật quang học thích ứng để giảm thiểu tác động xấu của bầu không khí nhiễu loạn trên Trái Đất. Hình ảnh hồng ngoại gần cùng với quang phổ của vật thể được cho là một hành tinh cho thấy rằng nó quá lạnh nên không thể là một ngôi sao, hay thậm chí là một sao nâu lùn to lớn. Nhưng nó còn rất trẻ. Các phát hiện đã khẳng định đó là một vật thể khối lượng nhỏ, còn trẻ ở cách Trái Đất một khoảng tương đương với ngôi sao mẹ.

Mặc dù khả năng xắp hàng giữa một vật thể như thế với một ngôi sao trẻ tương đương là khá nhỏ, các nhà khoa học sẽ phải mất khoảng 2 năm để chứng thực rằng ngôi sao và vật thể có vẻ như hành tinh đồng hành di chuyển trong vũ trụ cùng với nhau. Lafrenière cho biết: “Tất nhiên còn quá sớm để khẳng định rằng vật thể quay quanh ngôi sao, nhưng bằng chứng thu được rất thuyết phục. Đây sẽ là vật thể được nghiên cứu sâu rộng trong những năm tới”.

Marten van Kerkwijk – thành viên trong nhóm – đã mô tả phương thức tìm kiếm của nhóm như sau: “Chúng tôi nhắm tới các ngôi sao trẻ khi đó các vật thể có khối lượng tương đương một hành tinh ở gần chúng sẽ không có thời gian để nguội, do đó chúng vẫn tương đối sáng. Đây là một lý do chúng tôi có thể nhìn thấy rõ tất cả”. Vật thể có kích cỡ tương đương sao Mộc có nhiệt độ vào khoảng 160 Kelvin (-110 độ C). Ngôi sao mẹ của nó là một ngôi sao trẻ loại K7 với khối lượng ước tính bằng khoảng 85% khối lượng Mặt Trời.

Nghiên cứu dẫn đến phát hiện này nằm trong khảo sát với trên 85 ngôi sao thuộc chòm sao Upper Scorpius – đây là nhóm các ngôi sao trẻ hình thành khoảng 5 triệu năm trước. Khảo sát sử dụng tính năng quang học ứng dụng với độ phân giải cao của kính viễn vọng Gemini để xác định các loại vật thể đồng hàng khách nhau hình thành quanh các ngôi sao trẻ; bao gồm các ngôi sao, sao lùn nâu, và các vật thể khối lượng tương đương một hành tinh. Van Kerkwijk cho biết: “Khám phá này khiến chúng ta phải hướng đến những điều ngạc nhiên khác mà tự nhiên gìn giữ cho chúng ta”.

Từ khóa liên quan:

hành tinh

mặt trời

vật thể

sao mẹ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News