Hình ảnh về loài chuột chũi mù hiếm gặp ở Australia

Đây là loài vật có vẻ ngoài kỳ lạ mà người ta thường chỉ có thể bắt gặp 5-10 lần mỗi thập kỷ.

Kanyirninpa Jukurrpa, một tổ chức kiểm lâm bản địa ở Australia, gần đây đã phát hiện và chụp được ảnh một loài chuột chũi mù hiếm gặp mà các nhà khoa học cũng biết rất ít về nó.

Loài chuột chũi có túi này được phát hiện ở Martu Country, một khu vực ở phía Bắc của bang Western Australia. Đây là vùng đất của người Martu - một nhóm gồm nhiều dân tộc thổ dân Australia.

Hình ảnh về loài chuột chũi mù hiếm gặp ở Australia
Hình ảnh loài chuột chũi mù hiếm khi được nhìn thấy. (Ảnh: Kanyirninpa Jukurrpa/X)

Các nhân viên kiểm lâm ở đó đã bất ngờ bắt gặp con chuột chũi mù và đây cũng là lần thứ hai chỉ sau 6 tháng họ bắt gặp loài vật này. Thông thường, người ta chỉ có thể nhìn thấy loài chuột chũi mù từ 5 đến 10 lần mỗi thập kỷ.

Chuột chũi mù còn được gọi là Kakarrarturl, là một loài vật có túi và mắt kém phát triển. Toàn thân có lông mượt và có móng vuốt dài nhô ra từ bàn chân trước để thuận tiện cho việc đào đất tìm sâu bọ và giun.

Chuột chũi mù sống ở phía Bắc chỉ có chiều dài khoảng 10 cm và họ hàng gần của nó là chuột chũi có túi sống ở phía Nam dài hơn một chút, khoảng 18 cm.

Trong một bài báo đăng trên Australian Geographic, Joe Benshemesh, một chuyên gia và nhà nghiên cứu về chuột chũi có túi tại Nhóm phục hồi Malleefowl Quốc gia, cho biết chúng đã tiến hóa để chịu được nhiệt độ khắc nghiệt của sa mạc.

Giải thích lý do loài vật này hiếm khi xuất hiện, chuyên gia Benshemesh cho hay những con chuột chũi mù dành phần lớn thời gian dưới lòng đất, chỉ thỉnh thoảng lên bên trên trong một thời gian ngắn.

Cũng theo ông Benshemesh, vì chỉ nặng 40-60 gram, chuột chũi mù có túi không cần nhiều oxy. Chúng chỉ cần hít thở không khí chảy giữa các hạt cát là đủ.

Vẫn còn nhiều điều chưa được biết tới về sinh vật này nên các nhà nghiên cứu đều háo hức khi chúng xuất hiện.

Trước đó, lần gần nhất mà người ta nhìn thấy chuột chũi có túi là vào năm 2023, gần khu vực Uluru ở miền Trung Australia.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài rùa đầu to cực kỳ quý hiếm ở Quảng Nam

Phát hiện loài rùa đầu to cực kỳ quý hiếm ở Quảng Nam

Rùa đầu to, loài động vật quý hiếm, có nguy tuyệt chủng, thuộc danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của Việt Nam và thế giới vừa được phát hiện tại tỉnh Quảng Nam.

Đăng ngày: 11/04/2024
Hành vi của các loài chim thay đổi như thế nào khi nhật thực diễn ra?

Hành vi của các loài chim thay đổi như thế nào khi nhật thực diễn ra?

Khi nhật thực toàn phần diễn ra, động vật tại nhiều vườn thú có rất nhiều hành động kỳ lạ khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên.

Đăng ngày: 08/04/2024
Nhện vỏ cây Darwin nhả tơ

Nhện vỏ cây Darwin nhả tơ "xây cầu" dài 25m

Nhờ vào cơ chế nhả tơ cực kỳ độc đáo và biết cách lợi dụng các dòng không khí, nhện vỏ cây Darwin có thể xây dựng một “cây cầu” dài 25m bắc qua dòng sông để bắt đầu tạo ra một cái bẫy bắt mồi.

Đăng ngày: 08/04/2024
Thần ưng Andes - Loài chim có thể bay 5 tiếng không cần vỗ cánh

Thần ưng Andes - Loài chim có thể bay 5 tiếng không cần vỗ cánh

Bất chấp cơ thể đồ sộ, thần ưng Andes giữ kỷ lục bay dài nhất chỉ nhờ các luồng không khí, không cần vỗ cánh trong suốt 5 tiếng.

Đăng ngày: 06/04/2024
Hành vi bất thường của cá khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải thích

Hành vi bất thường của cá khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải thích

Nhiều loài cá sống quanh quần đảo Florida Keys, bang Florida, Mỹ, đang có những hành vi hết sức bất thường trước khi chết khiến các nhà khoa học lo ngại và đang phải đau đầu tìm lời giải thích.

Đăng ngày: 03/04/2024

"Quái vật ăn não" dài chưa đầy 20cm và ăn thịt 3.000 con chuột mỗi năm?

Tân Cương - một vùng đất rộng lớn phía Bắc Trung Quốc, nổi tiếng với những khu rừng rộng lớn, là nơi sinh sống của vô số loài động vật hoang dã.

Đăng ngày: 03/04/2024
Rắn mất tích 1 năm thoát vuốt quạ, gặp lại chủ nhân

Rắn mất tích 1 năm thoát vuốt quạ, gặp lại chủ nhân

Rắn ngô, thú cưng của một người dân gần Spennymoor, sống sót kỳ diệu dù ở ngoài trời lạnh suốt thời gian dài và bị quạ tấn công.

Đăng ngày: 01/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News