Hình dáng của loài gấu nước mới phát hiện ở Nhật Bản

Loài gấu nước mới được tìm thấy trong công viên Nhật Bản có bề ngoài bụ bẫm giống sâu bướm và những quả trứng mang hình dáng kỳ lạ.

Kazuharu Arakawa, nhà nghiên cứu sinh học phân tử tại Đại học Keio, Nhật Bản, phát hiện một loài gấu nước mới trong mẫu rêu nhỏ lấy từ bãi đậu xe của mình ở thành phố Tsuruoka, theo Live Science. Các nhà khoa học gọi loài gấu nước này là Macrobiotus shonaicus (M.shonaicus). Đây là loài gấu nước thứ 168 được khám phá tại Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One hôm 28/2.

Hình dáng của loài gấu nước mới phát hiện ở Nhật Bản
Hình dạng của một con gấu nước trong tự nhiên. (Ảnh: iStock).

Những con gấu nước nổi tiếng với khả năng sống sót dẻo dai. Chúng có thể tồn tại trong môi trường siêu lạnh (khoảng -200 độ C), cực kỳ nóng (149 độ C), thậm chí cả môi trường chân không với bức xạ chiếu liên tục trong không gian. Cơ thể của gấu nước trông khá tròn trĩnh với tám chân và một chiếc miệng tròn. Chiều dài cơ thể của chúng thường nhỏ hơn một milimet.

"Hầu hết các loài gấu nước được miêu tả là sống trên rêu và địa y. Do đó bất kỳ mảng rêu nào cũng là nơi hấp dẫn đối với những người nghiên cứu gấu nước. Nhưng thật ngạc nhiên khi tìm thấy một loài mới xung quanh căn hộ của tôi", Arakawa nói.

Những con gấu nước trong mẫu rêu mà Arakawa lấy từ bãi đỗ xe khá đặc biệt. Chúng có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường phòng thí nghiệm. Arakawa phân tích trình tự gene của M. shonaicus nhưng phát hiện thấy kết quả không trùng khớp với trình tự gene của những loài gấu nước được biết đến trước đó.

Chiều dài cơ thể của loài gấu nước M.shonaicus từ 318 - 743 µm. Chúng có vẻ bề ngoài giống một con sâu bướm bụ bẫm với miệng hình chữ O. Đặc điểm kỳ lạ nhất có lẽ là trứng của M.shonaicus. Nằm rải rác trên bề mặt quả trứng hình cầu là các phần nhô ra trông giống hình chiếc ly úp ngược. Phần đầu mỗi chiếc ly lại tỏa ra những sợi nhỏ giống như sợi mì ống, Arakawa cho biết.

Hình dáng của loài gấu nước mới phát hiện ở Nhật Bản
Bề mặt trứng của Macrobiotus shonaicus khi nhìn dưới kính hiển vi. (Ảnh: Daniel Stec).

M.shonaicus thuộc một nhóm các loài gấu nước gọi là hufelandi. Tất cả chúng đều có trứng mang đặc điểm giống như trứng của M.shonaicus. Macrobiotus hufelandi là loài gấu nước đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1834. Người ta ban đầu phát hiện loài này ở Italy và Đức, nhưng Macrobiotus hufelandi và họ hàng của nó gần đây đã được tìm thấy trên toàn cầu.

Arakawa cho biết, chúng ta cần phải thu thập thêm nhiều gấu nước để tìm hiểu tính đa dạng và sự thích nghi của chúng theo thời gian. "M.shonaicus là loài động vật lý tưởng để nghiên cứu bộ phận sinh sản và hành vi của gấu nước", Arakawa nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Hổ quý bị dân làng Indonesia mổ bụng treo lên xà nhà

Hổ quý bị dân làng Indonesia mổ bụng treo lên xà nhà

Những người dân làng Indonesia giết chết và mổ bụng một con hổ Sumatra hôm 4/3 do tin rằng đó là một con quỷ náu mình sở hữu những sức mạnh siêu nhiên, theo Fox News.

Đăng ngày: 08/03/2018
Rùa sắp tuyệt chủng trên thế giới bất ngờ xuất hiện trở lại tại Việt Nam

Rùa sắp tuyệt chủng trên thế giới bất ngờ xuất hiện trở lại tại Việt Nam

Cá thể rùa mai mềm quý hiếm bậc nhất thế giới một lần nữa lại xuất hiện trở lại tại Hà Nội khiến cho các nhà khoa học sung sướng, bởi sau 1 thời gian dài không có ai nhìn thấy "cụ rùa" này.

Đăng ngày: 08/03/2018
Dân mạng xôn xao bò đẻ ra

Dân mạng xôn xao bò đẻ ra "sọ dừa" ở Thanh Hóa

Ngày 6/3, một tài khoản facebook tên Hùng Oanh đã đăng tải những hình ảnh về một vật thể lạ có hình dáng như “sọ dừa” đựng trên một cái đĩa.

Đăng ngày: 07/03/2018
Sửng sốt loài cóc kì dị không có đầu vẫn nhảy tưng tưng

Sửng sốt loài cóc kì dị không có đầu vẫn nhảy tưng tưng

Các nhà khoa học vô cùng sửng sốt và bất ngờ khi phát hiện ra loài cóc không đầu kỳ dị này.

Đăng ngày: 07/03/2018
Rắn cực độc với nhát cắn khiến nạn nhân tan xương nát thịt

Rắn cực độc với nhát cắn khiến nạn nhân tan xương nát thịt

Rắn hổ lục đầu giáo vàng óng (golden lancehead viper) là một trong những loài rắn độc nhất thế giới và chúng chỉ được tìm thấy ở hòn đảo Ilha de Queimada - còn gọi là Đảo Rắn.

Đăng ngày: 07/03/2018
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 07/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News