Hố đen có thể lớn gấp 50 tỷ lần khối lượng Mặt Trời

Các hố đen chỉ có thể phát triển đến giới hạn tương đương 50 tỷ lần khối lượng Mặt Trời trước khi mất nguồn năng lượng và ngừng tăng trưởng.

International Business Times đưa tin, một nhà nghiên cứu đến từ Đại học Leicester, Anh, phân tích đĩa khí bao quanh hố đen siêu lớn ở giữa thiên hà. Ông thấy rằng các đĩa khí không ổn định, có thể mất năng lượng và tan ra khi mép ngoài hố đen đạt đến độ dài nhất định.

"Phát hiện này rất có ý nghĩa bởi nó chỉ ra các hố đen hầu như đã đạt khối lượng tối đa", Andrew King, tác giả của nghiên cứu cho biết. "Giới hạn khối lượng nghĩa là sẽ không xuất hiện hố đen lớn hơn nhiều so với hiện tại bởi vì không có đĩa khí tương đương".


Hố đen chỉ có thể phát triển khi có đĩa khí cung cấp thức ăn. (Ảnh: CS Monitor).

Theo nghiên cứu được công bố hôm 9/12 trong ấn bản hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh, một khi hố đen mất đĩa khí, nó sẽ ngừng phát triển và khối lượng tối đa của nó lớn gấp 50 tỷ lần Mặt Trời. Tuy nhiên, hố đen có thể tiếp tục phát triển theo cách khác mà không cần đĩa khí riêng, King cho biết.

"Về nguyên tắc, khối lượng hố đen có thể lớn hơn. Ví dụ, một hố đen gần đạt khối lượng tối đa có thể hợp nhất với một hố đen khác, cho ra đời một hố đen lớn hơn nữa", King khẳng định. Những hố đen sáp nhập sẽ không có đĩa khí, do đó không thể phát hiện chúng bằng phương pháp thông thường.

Theo truyền thống, các nhà khoa học phát hiện hố đen từ Trái Đất thông qua phân tích đĩa khí. Các phân tử khí quay xung quanh hố đen nhanh đến mức sinh nhiệt và phóng ra tia X. Nhà nghiên cứu trên Trái Đất có thể phát hiện ra tia X, từ đó xác định sự tồn tại của hố đen. Hố đen sáp nhập được tìm ra nhờ xem xét ánh sáng bị bẻ cong khi đến quá gần hố đen.

Trong thiên hà của chúng ta có khoảng 100 triệu hố đen. Kính thiên văn Hubble ước tính có 100 tỷ thiên hà trong vũ trụ, ứng với 10 tỷ tỷ hố đen tồn tại và mỗi giây lại hình thành một hố đen mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 20/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News