Hổ mang chúa kịch độc đụng độ khắc tinh và cái kết một mất một còn
Hổ mang chúa và kỳ phùng địch thủ là cầy mangut từng khiến người ta tốn không ít giấy mực bàn tán và đoạn video mới quay ở thành phố Vidisha, bang Madhya Pradesh có lẽ đã chấm dứt mọi lời tranh cãi.
Theo Times of India, đoạn video quay cảnh cầy mangut kịch chiến với hổ mang chúa được một cư dân sống ở thành phố Vidisha ghi lại chi tiết và chia sẻ lên các trang mạng xã hội.
Hổ mang chúa xui xẻo đụng độ cầy mangut xám.
Hổ mang chúa bình thản đi dạo trên đường thì đụng độ một con cầy Mangut đang lang thang kiếm ăn. Không biết sức mạnh của cầy mangut, con rắn kịch độc vẫn ở lại chiến đấu, phùng mang dọa phun nọc độc.
Trong video, cầy mangut không mất quá lâu để tung đòn quật ngã hổ mang chúa. Tuy nhiên, loài rắn được coi là một trong tứ đại rắn độc ở Ấn Độ vẫn gượng dậy chiến đấu. Trong suốt màn kịch chiến, hổ mang chúa chỉ biết thủ thế, còn cầy mangut đi vòng tròn, tận dụng thời cơ kẻ thù sơ hở để tấn công.
Sau khoảng một phút, cầy mangut cắn mạnh vào đầu hổ mang chúa khiến đối phương nằm bất động. Cầy mangut chỉ chờ có vậy kéo xác hổ mang chúa đi nơi khác để tận hưởng bữa ăn.
Cầy mangut xám trong video thường sống ở các khu rừng, cánh đồng và tỏ ra khá dạn người. Chúng khá táo bạo và tò mò nhưng cũng rất thận trọng. Thức ăn chủ yếu của chúng là động vật gặm nhấm, rắn, trứng chim và chim non mới nở, rùa, thằn lằn. Chúng thường sống theo cặp và sinh sản suốt cả năm.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
