Hổ mang chúa Nam Phi nuốt chửng rắn chỉ trong vài phút

Hổ mang Nam Phi, một trong những loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi với nọc độc chết chóc, nuốt chửng con mồi chỉ trong vòng vài phút.

Hổ mang chúa Nam Phi nuốt chửng rắn chỉ trong vài phút
Hổ mang Nam Phi nuốt con mồi trong vài phút. (Ảnh: Karsten Vollmer).

Du khách Karsten Vollmer ghi hình bữa ăn của hổ mang Nam Phi trong lúc tham quan công viên voi quốc gia Addo, Latest Sightings hôm 28/4 đưa tin. "Chúng tôi đang lái xe về phía Hapoordam để tìm voi thì vợ tôi phát hiện một con rắn trông rất kỳ lạ trên đường. Tôi quay xe lại và thật ngạc nhiên, đó là hổ mang Nam Phi. Nó đang ngoạm một con rắn khác trong miệng và nuốt chửng", anh kể lại.

"Chúng tôi rất kinh ngạc trước sức mạnh và sự nhanh nhẹn của hổ mang khi nó nuốt chửng con rắn kia. Chúng tôi cũng nhận thấy hổ mang khá kích động trước sự xuất hiện của chúng tôi, nó nhanh chóng biến mất vào bụi cây khi ăn xong", Vollmer nói thêm.

Hổ mang chúa Nam Phi nuốt chửng rắn chỉ trong vài phút
Kẻ săn mồi lẩn vào bụi cây sau khi ăn. (Ảnh: Karsten Vollmer)

Hổ mang Nam Phi (Naja nivea), còn gọi là hổ mang vàng, nổi tiếng với nọc độc chết chóc và được coi là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi. Chúng khá hung dữ và sẽ dựng cao cơ thể, phình rộng phần cổ khi bị đe dọa.

Nọc độc của hổ mang Nam Phi rất mạnh và loài vật này cũng gây ra nhiều ca tử vong mỗi năm. Dù vậy, chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của mình. Chúng ăn nhiều loại con mồi, bao gồm động vật gặm nhấm, chim và các loài rắn khác.

Điều thú vị là hổ mang Nam Phi có sở thích đặc biệt với các loài rắn khác và sẽ sẵn sàng ăn thịt chúng, kể cả rắn độc như Bitis arietans - loài thuộc họ Rắn lục. Hổ mang Nam Phi thường xuyên giao chiến với những con rắn khác, kết quả thường là đối thủ mất mạng. Giới chuyên gia chưa hoàn toàn hiểu rõ lý do cho hành vi này, nhưng nhiều khả năng đây là một cách để giảm sự cạnh tranh về tài nguyên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ răng khoẻ mạnh nhờ cách tiêu hóa thức ăn của động vật nhai lại

Bộ răng khoẻ mạnh nhờ cách tiêu hóa thức ăn của động vật nhai lại

Động vật nhai lại như bò đã phát triển một cách tiêu hóa thức ăn khác thường.

Đăng ngày: 17/05/2023
Vén màn bí ẩn tuyệt chiêu giăng

Vén màn bí ẩn tuyệt chiêu giăng "thiên la địa võng" săn đủ loài động vật của loài nhện khổng lồ Nephila

Thời điểm tốt nhất để du khách có thể gặp nhiều nhện nhất ở Nam Phi đó là khoảng thời gian từ tháng 11 - tháng 3 trong năm.

Đăng ngày: 17/05/2023
Những loài vật có thể tiết chất gây ảo giác

Những loài vật có thể tiết chất gây ảo giác

Cóc sa mạc, ếch khỉ, kiến gặt, cá mơ có thể tiết ra chất gây ảo giác trong nọc độc khiến kẻ thù tê liệt.

Đăng ngày: 16/05/2023

"Nhà tù" độc nhất vô nhị giam giữ gấu Bắc Cực

Cơ sở Giam giữ Gấu Bắc Cực có 28 phòng giam nhưng không nhằm trừng phạt những con gấu " xấu" mà nhằm bảo vệ cả chúng lẫn con người.

Đăng ngày: 16/05/2023
Đụng độ rắn racer, chim cắt bị siết cổ giữa đường

Đụng độ rắn racer, chim cắt bị siết cổ giữa đường

Cảnh sát tuần tra ở quận Alachua thuộc vùng trung tâm phía bắc bang Florida chứng kiến cuộc chiến khác thường giữa chim cắt và rắn racer hôm 7/5.

Đăng ngày: 15/05/2023
Một trong những con sư tử già nhất thế giới bị giết ở Kenya

Một trong những con sư tử già nhất thế giới bị giết ở Kenya

Dịch vụ Động vật Hoang dã Kenya gần đây cho biết chỉ trong vòng một tuần, người dân đã giết chết 10 con sư tử, trong đó có Loonkiito - một trong những con già nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 15/05/2023
Sau khi sông chảy ra biển, lượng lớn cá nước ngọt đã đi đâu?

Sau khi sông chảy ra biển, lượng lớn cá nước ngọt đã đi đâu?

Cá nước ngọt sẽ chết ở biển và sông sẽ chảy vào biển. Ai cũng biết cá nước ngọt không sống được trong nước biển mặn, vậy cá nước ngọt đã đi đâu?

Đăng ngày: 13/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News