Những bí mật về loài mèo có thể bạn chưa biết

Mèo là vật nuôi quá gần gũi. Nhưng có lẽ cũng từ đó mà người không tìm hiểu xem chúng có gì đặc biệt, có gì khác lạ. Tết Quý Mão 2023, mèo trở thành "thủ trưởng", thay cho chúa tể rừng xanh là con hổ. Vậy, hẳn mèo phải có "gì đó" mới "tiếp quản" ngôi vị của hổ?

Mèo vốn ở rừng nhưng rồi cũng như nhiều loài khác đã rời nơi hoang dã về sống với người, trở thành “mèo nhà”. Trong một ngôi mộ cổ đào được trên đảo Cyprus có niên đại là 9.500 năm, giữa các đồ tùy táng có bộ xương mèo, chứng tỏ từ thời ấy mèo đã kết bạn với loài người.

Cũng ít người biết rằng, vào năm 1988, người Ai Cập phát hiện ra một nghĩa địa có tới 300.000 bộ xương mèo. Đó là khu mộ kỳ lạ nhất từ trước tới nay và người ta vẫn không biết vì sao lại có nghĩa địa kỳ lạ đến thế.

Những bí mật về loài mèo có thể bạn chưa biết
Đã có thời mèo là linh vật đối với nhiều dân tộc.

Cho đến nay, các nhà sinh vật học cho rằng trên Trái đất có khoảng gần 600 triệu con mèo nhà, không kể mèo hoang “bỏ nhà ra đi” và lũ mèo rừng. Riêng ở Mỹ, các gia đình nuôi đến 75 triệu mèo làm “thú cưng”, trong khi đó chỉ có 64 triệu chú “cún”. Người Mỹ vốn thích thống kê, họ cho rằng cứ mỗi giờ có 200 triệu con mèo ngáp và mỗi ngày chúng có 425 triệu giấc ngủ ngắn.  25% các ông bà chủ dùng máy sấy tóc để sấy lông cho mèo và xịt nước hoa cho chúng sau khi tắm. Người Mỹ cũng thống kê được trung bình mỗi năm có trên dưới 40.000 người bị mèo cắn phải đến bệnh viện tiêm thuốc trừ dại.

Hiệp hội thú cưng Mỹ tin ra rằng, mỗi năm người dân bỏ ra 4 tỉ USD để mua thức ăn chế biến sẵn cho mèo. Còn thì nuôi một đời mèo phải chi 7.000 USD cho các khoản ăn uống, khám chữa bệnh, đồ chơi...

Đã có thời mèo là linh vật đối với nhiều dân tộc. Người Ai Cập cổ thờ một nữ thần gọi là Nữ thần Bast có mình phụ nữ, đầu mèo. Mèo nhà bị chết, có khi người ta còn tạc tượng gỗ để thờ. Trái lại, ở châu Á, có khi mèo lại trở thành thực phẩm. Người ta cho rằng mỗi năm có tới 4 triệu con mèo trở thành món “tiểu hổ” dành cho các bợm nhậu.

Mèo là loài rất thông minh, chỉ chịu xếp sau tinh tinh và cá heo. Chúng có thể hiểu được niềm vui nỗi buồn của người để chia sẻ, và biết ai yêu, ai ghét chúng. Mèo cũng là con vật duy nhất phát ra tiếng “grừ… grừ” với tần số 26 chu kỳ/giây. Đó là vì mèo “có kỹ thuật” làm rung dây thanh đới, cơ thanh quản đóng mở tương ứng với tần số. Tiếng “grừ” của mèo không nhất thiết thể hiện sự khoan khoái mà khi dọa nhau hay lúc săn mồi chúng cũng “grừ”. Người ta ước tính rằng, trong suốt cuộc đời, mèo “grừ” 10.950 lần.

Mèo có 32 bắp thịt tại tai nên nó “dỏng tai” lên để nghe ngóng rất nhanh. Mèo hay dụi vào người hoặc các vật khác, như âu yếm lắm. Thật ra đó là cách để hạ huyết áp. Và cũng nên biết rằng mũi  mèo có độ thính hơn mũi người đến 14 lần; còn mắt mèo tinh hơn mắt người 6 lần. Đặc biệt chúng có thể nhìn trong đêm vì thủy tinh thể có một lớp tế bào hấp thụ ánh sáng.

Người ta quan sát thấy chỉ mèo nhà mới có thể dựng đuôi thẳng đứng khi đi còn mèo rừng và các họ hàng khác của mèo (hổ, báo…) chỉ có thể để đuôi nằm ngang hoặc quặp giữa hai chân.

Mỗi con mèo có 24 chiếc ria (mỗi bên mép 12 chiếc). Mèo vốn sống sạch sẽ, biết tự lấy chân chải lông. Mèo ngủ 16 giờ mỗi ngày. Nhưng nó cũng rất tỉnh ngay cả khi đang ngủ. Mắt chúng nhìn bao quát được một góc 225 độ trong khi chúng ta chỉ 180 độ thôi.

Những bí mật về loài mèo có thể bạn chưa biết
Mèo là loài rất thông minh.

Khác với các con vật 4 chân khác, mèo không thể đá ngang. Khi di chuyển, chúng cùng lúc nhấc hai chân trái, lại cùng lúc nhấc hai chân phải, chứ không phải cứ chân trước trái thì chân sau phải rồi ngược lại. Nhờ các cơ đàn hồi, nó có thể nhảy  lên một chiều cao gấp 5 lần từ đầu đến đuôi nó. Trung bình, mèo chạy 20 km/giờ, nhưng khi nguy hiểm phải mở nước rút thì tốc độ đạt tối đa là 48,28km/giờ. Trong một đời, mèo cái có thể sinh 100 mèo con. Mèo con mới đẻ chưa biết nhìn và nghe, sau 5 ngày chúng mới mở mắt. 14-15 ngày mới biết nghe và 20 ngày mới đi vững.

Tuổi thọ của mèo nuôi là 15-20 năm. So với người ở các giai đoạn phát triển thì khi mèo 3 tuổi, bằng con người 21 tuổi. Mèo 8 tuổi, bằng con người 40 tuổi. Mèo 14 tuổi tương ứng với “thất thập cổ lai hy” ở người.

Bây giờ nhiều người nuôi mèo làm “thú cưng”. Nhưng cũng nên biết rằng trong điều kiện tự nhiên, chúng bắt chuột rất tài, trung bình 4 con chuột 1/ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kenya tuyên chiến với 6 triệu con chim Quelea phá hoại mùa màng

Kenya tuyên chiến với 6 triệu con chim Quelea phá hoại mùa màng

Theo các nhà bảo tồn, việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu độc hại để hạn chế chim Quelea phá hoại ngũ cốc có thể gây hại cho các loài chim ăn thịt khác.

Đăng ngày: 19/01/2023
Voi hoang dã chặn đầu xe tải

Voi hoang dã chặn đầu xe tải "trấn lột" mía

Thay vì sống tự do, lang thang tìm kiếm thức ăn trong rừng, nhiều con voi hoang dã ở Thái Lan đã phát triển thói quen chặn đầu xe trên đường để " trấn lột" mía.

Đăng ngày: 19/01/2023
Loài mèo to gấp đôi mèo nhà, trông như con chồn ở châu Mỹ

Loài mèo to gấp đôi mèo nhà, trông như con chồn ở châu Mỹ

Vẻ ngoài của mèo cây châu Mỹ giống với các loài họ Chồn trên nhiều khía cạnh như có thân hình thuôn dài, đôi chân tương đối ngắn, đầu nhỏ và hẹp, tai nhỏ, tròn, mõm ngắn và đuôi dài.

Đăng ngày: 18/01/2023
Top 18 giống mèo đắt đỏ nhất thế giới

Top 18 giống mèo đắt đỏ nhất thế giới

Có rất nhiều giống mèo khác nhau trên thế giới. Giá cả của các giống mèo sẽ khác nhau tùy vào nguồn gốc, hình dáng, điểm đặc trưng và yêu cầu của người mua.

Đăng ngày: 18/01/2023
Những loài động vật phải tự

Những loài động vật phải tự "tiến hóa" để thích nghi và tồn tại đến ngày nay

Tiên hóa diễn ra một cách vô cùng ngẫu nhiên nhưng đôi khi chúng lại là con đường để tự thích nghi và giúp cho những loài này có thể sống sót với con người.

Đăng ngày: 18/01/2023
Điều gì xảy ra khi chim cánh cụt tự nhìn vào gương?

Điều gì xảy ra khi chim cánh cụt tự nhìn vào gương?

Thử nghiệm đánh giá chim cánh cụt Adelie có khả năng tự nhận thức cao, thậm chí tốt hơn cả một số loài động vật bậc cao, gồm khỉ hay con người.

Đăng ngày: 17/01/2023
Khoảnh khắc cá sấu được đồng minh tí hon bảo vệ

Khoảnh khắc cá sấu được đồng minh tí hon bảo vệ "gia sản"

Các nhà động vật học đã lưu lại khoảnh khắc cá sấu tại sông Nile phục kích săn mồi và chủ động bảo vệ trứng của chính mình khỏi kẻ thù.

Đăng ngày: 16/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News