Loài mèo to gấp đôi mèo nhà, trông như con chồn ở châu Mỹ
Mèo cây châu Mỹ (Herpailurus yagouaroundi), tên bản địa Jaguarundi, là một loài mèo hoang dã độc đáo có nguồn gốc từ châu Mỹ.
Phạm vi sinh sống của loài mèo này kéo dài từ trung tâm Argentina ở phía Nam đến biên giới Mỹ - Mexico ở phía Bắc, qua Trung và Nam Mỹ ở phía Đông dãy Andes.
Mèo cây châu Mỹ.
Chúng có kích cỡ lớn gấp đôi so với một con mèo nhà, với chiều cao đạt gần 36 cm ở vai, chiều dài đầu và thân là từ 53-77 cm, cái đuôi vạm vỡ dài 31 – 52 cm và nặng 3,5–7 kg. Màu lông của loài mèo này đồng nhất, tương tự như loài họ hàng gần nhất của nó là báo sư tử (Puma concolor), và khác biệt đáng kể so với các loài mèo khác ở châu Mỹ. Chúng có hai biến thể màu sắc là xám (phổ biến) và đỏ (hiếm gặp hơn).
Vẻ ngoài của mèo cây châu Mỹ giống với các loài họ Chồn trên nhiều khía cạnh như có thân hình thuôn dài, đôi chân tương đối ngắn, đầu nhỏ và hẹp, tai nhỏ, tròn, mõm ngắn và đuôi dài.
Mèo cây châu Mỹ thường sống đơn độc hoặc tạo thành cặp trong tự nhiên.
Trong tự nhiên, loài mèo này sinh sống ở các sinh cảnh đa dạng, từ rừng mưa nhiệt đới và rừng rụng lá đến sa mạc và bụi gai. Chúng khá phổ biến ở Brazil, Peru và Venezuela, nhưng đã tuyệt chủng ở Mỹ. Mèo cây châu Mỹ thường sống đơn độc hoặc tạo thành cặp trong tự nhiên, hoạt động nhiều hơn vào ban ngày và chủ yếu săn mồi vào ban ngày và buổi chiều. Khá khó để quan sát do chúng có lối sống khá bí mật và cảnh giác. .
Là loài leo trèo cừ khôi nhưng mèo cây châu Mỹ thường thích săn mồi trên mặt đất. Chúng ăn nhiều loại con mồi khác nhau, đặc biệt là các loài chim kiếm ăn trên mặt đất, bò sát, động vật gặm nhấm và động vật có vú nhỏ.
Giống mèo này khá phổ biến ở Brazil, Peru và Venezuela, nhưng đã tuyệt chủng ở Mỹ.
Những con mèo này sinh sản quanh năm. Sau thời gian mang thai từ 70 đến 75 ngày, một lứa từ một đến bốn mèo con được sinh ra. Tuổi thọ của chúng lên đến 15 năm trong điều kiện nuôi nhốt.
Trong sách đỏ IUCN, mèo cây châu Mỹ được đánh giá là thuộc diện được quan tâm, nhưng quần thể đang suy giảm ở nhiều nơi do mất và chia cắt môi trường sống cũng như việc bị nông dân giết để bảo vệ gia cầm.