Hồ nước lớn nhất thế giới đang cạn dần

Các nhà khoa học cảnh báo, mực nước trong Biển Caspi có thể giảm nhanh hơn do nhiệt độ tăng và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Biến đổi khí hậu có thể khiến Biển Caspi thu nhỏ trong những thập kỷ tới, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dân và hệ sinh thái địa phương. Trong một thế kỷ qua, mực nước hồ Caspi thay đổi do cả hoạt động của con người lẫn tác động tự nhiên. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng có thể đẩy nhanh tốc độ bốc hơi của Biển Caspi, làm mực nước giảm trong dài hạn.

Hồ nước lớn nhất thế giới đang cạn dần
Hải cẩu Caspi, loài vật đặc hữu của Biển Caspi sẽ bị đe dọa khi băng giảm do nhiệt độ tăng. (Ảnh: Đại học Utrecht).

Hồ Caspi là hồ nước lớn nhất trong đất liền. Nó được đặt tên là Biển vì có kích thước khổng lồ và chứa nước mặn (độ mặn bằng khoảng 1/3 nước biển). Caspi là hồ nước khép kín, loại hồ không có dòng chảy ra. Nó nằm giữa châu Âu và châu Á, tiếp giáp với các nước Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan.

Từ những năm 1990, mực nước trong Biển Caspi đã giảm với tốc độ vài cm mỗi năm. Theo nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Communications Earth and Environment hôm 23/12, nếu không có những can thiệp đủ mạnh, mức giảm này sẽ ngày càng tăng và gây ra nhiều hậu quả nặng nề.

"Nhiều bãi đánh bắt cá quan trọng có thể biến mất xung quanh khu vực phía bắc Biển Caspi. Toàn bộ vùng ven bờ của Biển Caspi có thể khô cạn, đe dọa đến nguồn tài nguyên và cả các bến cảng", tiến sĩ Frank Wesselingh tại Đại học Utrecht cho biết.

Mực nước trong hồ có thể giảm 9-18m từ năm 2020 đến cuối thế kỷ này, tùy thuộc vào tốc độ phát thải khí nhà kính. Nếu mực nước giảm 9 m, diện tích mặt hồ sẽ giảm 23%. Còn nếu mực nước giảm 19m, diện tích mặt hồ có thể thu hẹp tới 34%.

Biển Aral, hồ nước khép kín ở phía đông Biển Caspi từng là một trong những hồ nước lớn nhất thế giới. Vì muốn tăng cường sản xuất bông, Liên Xô đã chuyển hướng hai dòng sông chính chảy vào hồ để cung cấp nước cho các trang trại bông. Hậu quả là Biển Aral mất tới 90% nước, dẫn đến một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất lịch sử.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoảnh khắc sét

Khoảnh khắc sét "đánh trúng" ngọn núi lửa đang phun trào ở Nhật Bản

Một nhiếp ảnh gia đã ghi lại khoảnh khắc chính xác sét lóe lên trên đỉnh núi lửa của Nhật Bản khi nó phun trào.

Đăng ngày: 24/12/2020
Miền Bắc có thể trải qua một mùa đông khắc nghiệt

Miền Bắc có thể trải qua một mùa đông khắc nghiệt

Cơ quan khí tượng nhận định các đợt rét đậm, rét hại xuất hiện nhiều và kéo dài ở miền Bắc trong tháng đầu năm 2021.

Đăng ngày: 23/12/2020
Áp thấp mạnh lên thành bão số 14 cách Huyền Trân 280km, biển phía Nam sóng cao từ 5m - 8m

Áp thấp mạnh lên thành bão số 14 cách Huyền Trân 280km, biển phía Nam sóng cao từ 5m - 8m

Hồi 4 giờ ngày 21-12, vị trí tâm bão số 14 cách Huyền Trân khoảng 280km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 10.

Đăng ngày: 21/12/2020
Phát triển thành công vật liệu rải đường từ rác thải

Phát triển thành công vật liệu rải đường từ rác thải

Vật liệu tổng hợp mới có độ kết dính cao, có tính đàn hồi và chống chịu tốt với nhiều điều kiện thời tiết.

Đăng ngày: 21/12/2020
Nam Cực hứng chịu 32.000 trận động đất trong ba tháng

Nam Cực hứng chịu 32.000 trận động đất trong ba tháng

Nghiên cứu mới cho thấy lục địa Nam Cực đang trải qua sự gia tăng đột biến trong hoạt động địa chấn.

Đăng ngày: 21/12/2020
Rộng tới 4.200km2, tảng băng trôi lớn nhất thế giới này sắp gây ra sự kiện

Rộng tới 4.200km2, tảng băng trôi lớn nhất thế giới này sắp gây ra sự kiện "đại thảm họa"

Các nhà khoa học đang chuẩn bị cho một sứ mệnh khẩn cấp khi tảng băng trôi lớn nhất thế giới chuẩn bị va chạm trực tiếp với đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương trong vài ngày tới.

Đăng ngày: 19/12/2020
Mực nước biển đang tăng giảm bất thường

Mực nước biển đang tăng giảm bất thường

“Mực nước biển đang tăng lên ở một số nơi, nhưng ở khu vực khác lại đang giảm xuống”, Jacky Austerman, trợ lý giáo sư về Trái đất và khoa học môi trường cho biết.

Đăng ngày: 16/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News