Hồ nước xanh ở đáy miệng núi lửa hoạt động mạnh nhất Hawaii

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện hồ nước nhỏ màu xanh ở miệng phun Halema'uma'u của núi lửa Kīlauea hồi cuối tháng 7.

Hồ nước xanh ở đáy miệng núi lửa hoạt động mạnh nhất Hawaii
Hồ nước trong ảnh chụp trên cao hôm 25/7 (trái) và 1/8 (phải). (Ảnh: Newsweek).

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy hồ nước màu xanh nằm ở đáy miệng phun Halema'uma'u, có kích thước bằng một chiếc xe bán tải. Phát hiện khiến nhóm nghiên cứu bối rối bởi chưa từng có ghi chép nào về hồ nước bên trong núi lửa trước đây, theo Don Swanson, nhà khoa học ở Đài quan sát núi lửa Hawaii.

Kīlauea là núi lửa mạnh nhất trong 4 núi lửa tạo thành quần đảo Hawaii. Sau bức ảnh đầu tiên, máy bay trực thăng thu thập dữ liệu về Kīlauea chụp lại hồ nước nhằm xác nhận quan sát trước đó. Nhưng nhóm nghiên cứu trên trực thăng không thấy có sự phản chiếu, dấu hiện quan trọng chỉ ra có nước tồn tại.

Hồ nước xanh ở đáy miệng núi lửa hoạt động mạnh nhất Hawaii
Miệng núi lửa Halema'uma'u. (Ảnh: Newsweek).

"Một khả năng khác là màu xanh lá cây đến từ bề mặt phẳng nằm dưới lớp tro hoặc bụi rơi ra từ đất đá ở vách của Halema'uma'u và mắc kẹt tại đáy miệng núi lửa. Màu xanh có thể do khoáng chất chứa lưu huỳnh hoặc tảo. Nhưng giả thuyết này không thuyết phục bởi những khối đá lớn nằm gần hồ không có tro bao phủ và kém xanh hơn hẳn", Swanson cho biết.

Hôm 1/8, các nhà nghiên cứu bay qua miệng hố để quan sát hồ nước kỹ hơn. Lần này, họ trông thấy hình ảnh phản chiếu trên mặt hồ, giúp xác nhận trong hồ có nước. Hồ nằm ở vị trí vô cùng khó tiếp cận sâu bên trong núi lửa và hầu như không thể quan sát từ vành miệng hố. Theo Swanson, bước tiếp theo là tìm hiểu nguồn gốc của hồ nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chàng trai Philippines chế tạo thành công nhựa phân hủy sinh học từ vỏ xoài và rong biển

Chàng trai Philippines chế tạo thành công nhựa phân hủy sinh học từ vỏ xoài và rong biển

"Loại nhựa sinh học này được chế tạo từ các hợp chất pectin và carrageenan, đó là những chất có nguồn gốc từ vỏ xoài và rong biển", Montinola nói.

Đăng ngày: 04/08/2019
Greenland mất gần 200 tỷ tấn băng trong một tháng

Greenland mất gần 200 tỷ tấn băng trong một tháng

Nắng nóng làm tan một lượng lớn băng ở Greenland, khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao 0,5 mm.

Đăng ngày: 03/08/2019
Cây đổ hàng loạt ở Hà Nội, Hải Phòng sau bão Wipha

Cây đổ hàng loạt ở Hà Nội, Hải Phòng sau bão Wipha

Nhiều cây phượng trên các tuyến phố ở Hà Nội và Hải Phòng đồng loạt đổ do ảnh hưởng của bão Wipha, sáng sớm 3/8.

Đăng ngày: 03/08/2019
Bão vào Quảng Ninh gây ngập lụt tại Móng Cái, Hà Nội mưa lớn nguy cơ ngập nhiều tuyến phố

Bão vào Quảng Ninh gây ngập lụt tại Móng Cái, Hà Nội mưa lớn nguy cơ ngập nhiều tuyến phố

Đổ bộ phía bắc Quảng Ninh gây mưa to gió giật, rạng sáng 3/8 bão Wipha suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tiếp tục ảnh hưởng Hải Phòng, Nam Định.

Đăng ngày: 03/08/2019
Bão đổ bộ Quảng Ninh - Nam Định, mưa lớn tới 400mm, nước dâng 4,0-4,5m

Bão đổ bộ Quảng Ninh - Nam Định, mưa lớn tới 400mm, nước dâng 4,0-4,5m

Khoảng tối và đêm nay (2/8), bão đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định với sức gió giật cấp 10-11.

Đăng ngày: 02/08/2019
Chúng ta có thể tái chế những gì?

Chúng ta có thể tái chế những gì?

Con người mua hàngtriệu chai nhựa mỗi phút và ít nhất một phần tư số đó không được tái chế.

Đăng ngày: 02/08/2019
Thực trạng phát thải thủy ngân trên toàn cầu

Thực trạng phát thải thủy ngân trên toàn cầu

Hoạt động khai thác vàng thủ công và quy mô nhỏ là nguồn phát thải thủy ngân chính ở Nam Mỹ và châu Phi cận Sahara, do trong hoạt động này thường sử dụng thủy ngân để chiết tách vàng.

Đăng ngày: 02/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News