Hố thiên thạch hơn 2,2 tỷ năm tuổi

Hố va chạm thiên thạch lâu đời nhất trên Trái Đất ở thị trấn Yarrabubba có đường kính lên tới gần 70km.

Hố thiên thạch hơn 2,2 tỷ năm tuổi
Hố Yarrabubba ở Western Australia. (Ảnh: ABC).

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Curtin ở Perth lần đầu tiên sử dụng phương pháp phân tích đồng vị của khoáng chất để tính toán niên đại chính xác của hố va chạm rộng 69,2km. Miệng hố ở Yarrabubba xuất hiện sớm hơn 200 triệu năm so với miệng hố lâu đời thứ hai trên Trái Đất tại Vredefort, Nam Phi. Nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Timmons Erickson ở phòng Nghiên cứu vật liệu thiên văn và Khoa học khám phá của NASA, công bố phát hiện hôm 21/1 trên tạp chí Nature Communications.

Hố Yarrabubba nằm giữa hai thị trấn Sandstone và Meekatharra ở trung tâm bang Western Australia. Trước đó, giới nghiên cứu công nhận đây là cấu trúc tạo thành từ lực tác động nhưng chưa thể xác định chuẩn xác niên đại của nó, theo giáo sư Chris Kirkland tại Đại học Curtin. Bề mặt Trái Đất không ngừng thay đổi do kiến tạo địa chất và quá trình xói mòn, khiến những hố va chạm lâu đời rất khó nhận biết.  

Nhóm nghiên cứu phân tích zircon và monazite, hai khoáng chất kết tinh lại dưới ảnh hưởng từ vụ va chạm thiên thạch ở đáy miệng hố Yarrabubba. Với niên đại 2,2 tỷ năm, Yarrabubba tồn tại lâu bằng một nửa độ tuổi Trái Đất (4,5 tỷ năm). Vụ va chạm cũng góp phần giúp Trái Đất thoát khỏi thời kỳ đóng băng, khí quyển và đại dương trở nên giàu oxy hơn.

Tính toán của nhóm nghiên cứu chỉ ra lực tác động trên lục địa đóng băng có thể làm bắn nửa nghìn tỷ tấn hơi nước vào khí quyển, giúp biến đổi khí hậu Trái Đất và tạo ra miệng hố khổng lồ còn tồn tại tới ngày nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên ghi hình liên kết nguyên tử

Lần đầu tiên ghi hình liên kết nguyên tử

Cặp nguyên tử rhenium cho vào ống nano carbon rỗng rồi chiếu chùm electron năng lượng cao để tạo ra đoạn phim dài 18 giây.

Đăng ngày: 27/01/2020
Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?

Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?

Trên Trái Đất chỗ nào nóng nhất? Rất nhiều người cho rằng, xích đạo là nơi nóng nhất, vì khu vực xích đạo Mặt Trời chiếu sáng quanh năm. Thực ra chỗ nóng nhất không phải là xích đạo.

Đăng ngày: 26/01/2020
Tại sao tia laser thường chỉ có màu đỏ?

Tại sao tia laser thường chỉ có màu đỏ?

Laser thực chất không chỉ có màu đỏ, nhưng có một lý do hết sức hợp lý khiến nó trở thành loại laser phổ biến nhất hiện nay.

Đăng ngày: 26/01/2020
Khi thắp nhang ngày Tết, hãy nhớ nó ra đời từ 3.500 năm trước

Khi thắp nhang ngày Tết, hãy nhớ nó ra đời từ 3.500 năm trước

Bên cạnh lì xì hay đi chùa hái lộc, thắp nhang cầu may là một trong những phong tục của người Việt những ngày Tết.

Đăng ngày: 25/01/2020
Vua chúa ngày xưa làm gì ngày mùng 1 Tết?

Vua chúa ngày xưa làm gì ngày mùng 1 Tết?

Trong ngày đầu tiên của năm mới, các bậc vua chúa nước Việt ngày xưa thường tiến hành nhiều nghi lễ quốc gia quan trọng.

Đăng ngày: 25/01/2020
Não người biến thành thủy tinh khi núi lửa phun trào gần Napoli

Não người biến thành thủy tinh khi núi lửa phun trào gần Napoli

Các nhà khoa học phát hiện những mảnh vỡ bị thủy tinh hóa trong sọ người gây ra bởi sức nóng 520 độ C trong thảm họa núi lửa ở châu Âu vào năm AD79.

Đăng ngày: 25/01/2020
Vì sao sắt lại bị gỉ?

Vì sao sắt lại bị gỉ?

Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hầu như các đồ vật bằng sắt bày trong viện bảo tàng đều bị gỉ loang lổ.

Đăng ngày: 25/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News