Hoa Kỳ vừa tăng thêm 1 triệu km về diện tích

Chỉ cách đây vài tuần, diện tích Hoa Kỳ đã tăng thêm 1 triệu km2 (hơn 386.000 dặm vuông) – gần gấp đôi diện tích của Tây Ban Nha.

Hoa Kỳ vừa tăng thêm 1 triệu km về diện tích
Thềm lục địa ngoài khơi Los Angeles.

Thềm lục địa là vùng đáy biển bao quanh các vùng đất rộng lớn, nơi biển tương đối nông so với đại dương. Theo luật pháp quốc tế, các quốc gia có thể yêu sách các thềm lục địa này, cho phép họ quản lý và khai thác tài nguyên của mình.

Có tới 75 quốc gia đã xác định giới hạn Thềm lục địa mở rộng (ECS), phần thềm lục địa vượt quá 200 hải lý (230 dặm) tính từ bờ biển. Cho đến nay, Mỹ vẫn chưa làm được điều này.

Vào ngày 19 tháng 12 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố tọa độ địa lý mới xác định những gì họ tuyên bố là khu vực ECS của họ.

Từ năm 2003, chính quyền Hoa Kỳ đã hợp tác với NOAA, Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ và 12 cơ quan khác để thu thập dữ liệu địa chất nhằm xác định giới hạn bên ngoài của ECS của họ. Bảy khu vực ngoài khơi: Bắc Cực, Đại Tây Dương (bờ biển phía đông), Biển Bering, Thái Bình Dương (bờ biển phía tây), Quần đảo Mariana và hai khu vực ở Vịnh Mexico. Tổng cộng diện tích là 1 triệu km2 (hơn 386.000 dặm vuông).

“Nước Mỹ đã lớn hơn ngày hôm qua”, Mead Treadwell, cựu phó thống đốc Alaska và cựu chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Bắc Cực của Hoa Kỳ, cho biết vào ngày 19 tháng 12, theo Alaska Public Media.

Việc các đường biên giới trên biển nếu được chấp thuận trên trường quốc tế, Mỹ sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Việc mở rộng lãnh thổ đáy đại dương ở Bắc Băng Dương có thể mở ra khu vực để tiếp tục khai thác, vận chuyển và đánh bắt cá.

Nó cũng có ý nghĩa đối với an ninh quốc gia và việc thực thi quyền lực của quốc gia này trên thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh núi lửa phun dung nham khiến Iceland nâng cảnh báo lên mức cao nhất

Cận cảnh núi lửa phun dung nham khiến Iceland nâng cảnh báo lên mức cao nhất

Một ngọn núi lửa ở phía Tây Nam Iceland đã phun trào vào hôm 14/1, đặt thị trấn Grindavik trước rủi ro nguy hiểm.

Đăng ngày: 15/01/2024
Đập Kakhovka ở Ukraine bị phá hủy đang gây ra thảm họa

Đập Kakhovka ở Ukraine bị phá hủy đang gây ra thảm họa

7 tháng kể từ khi đập Kakhovka bị phá hủy, nó đã gây ra sự tàn phá môi trường sống hoang dã. Đây là một thảm họa sinh thái do cuộc xung đột gây ra.

Đăng ngày: 12/01/2024
Biện pháp xử lý ô nhiễm của các siêu đô thị

Biện pháp xử lý ô nhiễm của các siêu đô thị

Ô nhiễm không khí khiến hàng triệu người tử vong mỗi năm, đặc biệt là ở các thành phố lớn nhất thế giới. Vậy các siêu đô thị đã triển khai những biện pháp gì để thanh lọc không khí?

Đăng ngày: 12/01/2024
Hàng triệu hạt

Hàng triệu hạt "nước mắt tiên cá" bao phủ bãi biển

Tây Ban Nha- Số lượng khổng lồ hạt nhựa bé li ti mắc cạn khắp các bãi biển ở vùng Galicia, đe dọa hệ sinh thái tại địa phương.

Đăng ngày: 11/01/2024
Cách đơn giản và rẻ tiền chống bức xạ Mặt trời làm nóng Trái đất

Cách đơn giản và rẻ tiền chống bức xạ Mặt trời làm nóng Trái đất

Các nhà khoa học tìm ra công thức cho lớp sơn phủ các bề mặt như mái nhà, đường sá với chức năng phản chiếu bức xạ Mặt trời lên không gian, giúp làm mát Trái đất.

Đăng ngày: 09/01/2024
Miền Bắc sắp đón thêm không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón thêm không khí lạnh

Không khí lạnh khả năng tác động đến thời tiết miền Bắc từ khoảng ngày 10/1, nhưng chỉ gây rét ngắn ngày kèm theo mưa. Các khu vực khác trên cả nước phổ biến nắng ráo suốt cả tuần.

Đăng ngày: 08/01/2024
Nhật Bản tăng diện tích sau trận động đất 7,6 độ

Nhật Bản tăng diện tích sau trận động đất 7,6 độ

Ảnh vệ tinh cho thấy trận động đất đã nâng một phần đất ven biển lên khỏi mặt nước. Bán đảo Noto đã có thêm diện tích bằng gần 2 sân bóng.

Đăng ngày: 08/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News