Hóa thạch 100 triệu năm của thương long ăn thịt đồng loại

Một hóa thạch thương long từ Angola chứa xác 3 con thương long khác trong dạ dày, hé lộ tập tính ăn thịt đồng loại của chúa tể đại dương thời tiền sử.

Hóa thạch 100 triệu năm của thương long ăn thịt đồng loại
Hình dáng phục dựng của thương long tiền sử. Ảnh: NRP

Thương long, loài bò sát biển tuyệt chủng thống trị những đại dương trên Trái Đất vào cuối kỷ Phấn Trắng, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học từ khi chúng được phát hiện năm 1766 gần Maastricht, Hà Lan. Loài thằn lằn đáng sợ này là biểu tượng nổi tiếng của vi tiến hóa, cho thấy sự xuất hiện của một nhóm động vật hoàn toàn mới. Michael Polcyn, nhà cổ sinh vật học ở Đại học Utrecht, tiến hành nghiên cứu toàn diện nhất về quá trình tiến hóa ban đầu, sinh thái và tập tính kiếm mồi của chúng. Với sự hỗ trợ của công nghệ chụp ảnh tiên tiến, phát hiện của ông cung cấp nhiều hiểu biết mới về nguồn gốc, quan hệ và hành vi của loài thằn lằn cổ đại khổng lồ, Interesting Engineering hôm 13/12 đưa tin.

Thương long lần đầu tiên xuất hiện trong môi trường biển cách đây khoảng 100 triệu năm, tương tự tổ tiên của cá voi hiện đại. Trong lịch sử hơn 34 triệu năm, chúng tiến hóa thành động vật săn mồi nhanh nhẹn ở biển, tràn vào các ổ sinh thái đa dạng. Dù từng thống trị đại dương, chúng vẫn bị diệt vong 66 triệu năm trước trong sự kiện đại tuyệt chủng do một vụ va chạm thiên thạch gây ra.

Nghiên cứu của Polcyn tập trung vào lịch sử tiến hóa ban đầu ít được biết đến của thương long. Sử dụng công nghệ chụp cắt lớp micro-CT scans, Polcyn kiểm tra lại các mẫu vật trong lịch sử và hóa thạch mới phát hiện. Kết quả phân tích hé lộ nhiều chi tiết giải phẫu quan trọng, giúp giải đáp tranh luận về tổ tiên và quan hệ phát sinh chủng loại học của thương long. Nghiên cứu của Polcyn xác nhận thương long có họ hàng gần với kỳ đà hơn là rắn như suy đoán trước đây.

Quá trình nghiên cứu cũng hé lộ chi tiết về hành vi kiếm ăn của thương long. Nằm trong số những phát hiện đáng chú ý nhất là một hóa thạch từ Angola. Mẫu vật này chứa xác của ba con thương long khác trong dạ dày, một con trong số đó thuộc cùng loài với con vật săn mồi. Nhưng Polcyn chưa thể kết luận chắc chắn thương long là loài ăn xác thối hay chủ động săn mồi.

Trong phân tích rộng hơn, Polcyn nghiên cứu mô hình kiếm ăn và sự phân tách khu vực săn mồi trong suốt lịch sử tiến hóa của thương long. Thông qua tích hợp dữ liệu từ mẫu vật trên toàn cầu cách đây 66 - 92 triệu năm, ông chứng minh chúng đã phân chia tài nguyên và điều chỉnh chiến thuật kiếm ăn theo thời gian. Nghiên cứu của Polcyn là minh chứng hiệu quả kết hợp phương pháp truyền thống trong cổ sinh vật học với công nghệ tiên tiến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Voi ma mút hóa ra là món ăn chính của người tiền sử Bắc Mỹ

Voi ma mút hóa ra là món ăn chính của người tiền sử Bắc Mỹ

Một nghiên cứu khoa học mới đây đã hé lộ bằng chứng về chế độ ăn uống của những người tiền sử sống ở Bắc Mỹ trong Kỷ Băng hà cuối cùng,.

Đăng ngày: 14/12/2024
Phát hiện loại rượu lâu đời nhất thế giới ở Trung Quốc

Phát hiện loại rượu lâu đời nhất thế giới ở Trung Quốc

Những mảnh gốm 10.000 năm tuổi thuộc nền văn hóa Shangshan bên bờ Dương Tử đã lưu lại dấu tích của một loại rượu cổ xưa.

Đăng ngày: 12/12/2024
Các nhà khoa học sử dụng máy quét để nghiên cứu xác ướp Ai Cập và tìm lời giải cho bí ẩn suốt 3.000 năm!

Các nhà khoa học sử dụng máy quét để nghiên cứu xác ướp Ai Cập và tìm lời giải cho bí ẩn suốt 3.000 năm!

Gần đây, nhờ công nghệ quét tiên tiến, các nhà khoa học Mỹ đã làm sáng tỏ nhiều bí ẩn xung quanh xác ướp Meresamun – một nữ tu sĩ Ai Cập cổ đại sống cách đây hơn 3.000 năm.

Đăng ngày: 12/12/2024
Bí ẩn bức tượng bằng đá trắng đội vương miện được cho là nữ hoàng Cleopatra

Bí ẩn bức tượng bằng đá trắng đội vương miện được cho là nữ hoàng Cleopatra

Một bức tượng nhỏ của một phụ nữ đội vương miện hoàng gia có thể mô tả nữ hoàng Cleopatra VII, một nhà khảo cổ học cho biết.

Đăng ngày: 12/12/2024
Kho báu được tìm thấy dưới nền Nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ hỏa hoạn chấn động

Kho báu được tìm thấy dưới nền Nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ hỏa hoạn chấn động

Sau vụ hỏa hoạn Nhà thờ Đức Bà Paris, các nhà khảo cổ được phép tìm kiếm bên dưới di tích và những hiện vật họ khai quật đã làm sáng tỏ thêm lịch sử của một trong những biểu tượng của nước Pháp.

Đăng ngày: 11/12/2024
Đồng xu cổ quý hiếm được bán với giá kỷ lục gần 2,1 triệu USD

Đồng xu cổ quý hiếm được bán với giá kỷ lục gần 2,1 triệu USD

Ngày 9/12, một đồng xu La Mã cổ khắc chân dung Brutus - viên tướng thân cận và cũng là người chủ mưu trong vụ ám sát Hoàng đế Julius Caesar - được bán với mức giá kỷ lục 1,98 triệu Euro.

Đăng ngày: 11/12/2024
Chiếc khiên 1.800 năm tuổi hé lộ thời huy hoàng của đế chế La Mã

Chiếc khiên 1.800 năm tuổi hé lộ thời huy hoàng của đế chế La Mã

Một tấm khiên được làm bằng gỗ và da có niên đại khoảng năm 250 sau Công nguyên là một trong số ít những hiện vật thời La Mã hoàn chỉnh từng được tìm thấy.

Đăng ngày: 11/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News