Hóa thạch cú 6 triệu năm hoàn chỉnh đáng kinh ngạc

Bộ xương được bảo quản cực tốt ở tây bắc Trung Quốc tiết lộ bằng chứng đầu tiên về loài cú tiền sử hoạt động vào ban ngày.


Hóa thạch cú 6 triệu năm tuổi gần như hoàn chỉnh ở Cam Túc. (Ảnh: IVPP)

Trong báo cáo trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ hôm 28/3, nhóm nghiên cứu từ Viện Cổ sinh Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học (IVPP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, do Tiến sĩ Li Zhiheng và Thomas Stidham dẫn đầu, đã đặt tên cho loài mới là Miosurnia diurna. Hóa thạch của nó được tìm thấy trong đá lắng đọng ở độ cao hơn 2.100m tại lưu vực Lâm Hạ thuộc tỉnh Cam Túc, rìa cao nguyên Thanh Tạng.

Dù có niên đại cách đây tới 6 triệu năm, bộ xương mỏng manh của sinh vật được bảo quản tốt đáng kinh ngạc. Nó gần như hoàn chỉnh từ đầu đến đuôi, bao gồm cả các bộ phận hiếm khi được lưu giữ trong hóa thạch chim như gân cánh, cơ chân, xương của bộ máy lưỡi và thậm chí là tàn tích của bữa ăn cuối cùng.

"Xương mắt trong hộp sọ được bảo quản tuyệt vời giúp chúng ta biết rằng Miosurnia diurna là loài cú ưa hoạt động vào ban ngày, thay vì ăn đêm", Zhiheng cho biết.


Mô phỏng cú Miosurnia diurna săn mồi vào ban ngày. (Ảnh: IVPP)

Động vật ăn đêm đòi hỏi đôi mắt to và đồng tử lớn để nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu, trong khi các loài hoạt động vào ban ngày có mắt và đồng tử nhỏ hơn.

Nhóm nghiên cứu đã tái tạo hình dạng và kích thước đồng tử cũng như vòng tròn xung quanh mống mắt của hóa thạch, sau đó so sánh với mắt của 55 loài bò sát và hơn 360 loài chim, trong đó có nhiều loài cú, để đi đến kết luận rằng Miosurnia diurna ưa hoạt động vào ban ngày, gần giống nhất với một họ hàng hiện đại của nó là cú diều phương Bắc.

Tiến sĩ Stidham cho biết thêm rằng Miosurnia diurnia là bằng chứng đầu tiên về một quá trình tiến hóa kéo dài hàng triệu năm, trong đó một loài cú "từ chối ban đêm để tìm kiếm niềm vui dưới ánh nắng mặt trời".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News