Hóa thạch "rồng ngủ" vẹn nguyên 112 triệu năm như thế nào?

Hóa thạch khủng long bọc giáp 5,5 mét giống con rồng say giấc suốt 112 triệu năm dưới tác động của môi trường địa chất và cấu tạo cơ thể.

Dù không thể kết luận chính xác con khủng long 112 triệu năm tuổi chết như thế nào, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu quá trình biến quái vật cổ đại thành hóa thạch 3D nguyên vẹn như thể bức tượng một con rồng đang say ngủ, theo Fox News.

Sự kết hợp giữa lớp vỏ bảo vệ (bộ giáp bằng xương cứng) và hoàn cảnh đặc biệt không chỉ giúp con vật thoát khỏi tầm ngắm của những loài ăn xác thối mà còn góp phần hình thành hóa thạch độc đáo của nó, theo trưởng nhóm nghiên cứu Donald Henderson, quản lý phòng trưng bày khủng long ở Bảo tàng Cổ sinh vật học Hoàng gia Tyrrell ở Alberta, Canada. Kết quả phân tích được công bố hôm 25/8 trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội cổ sinh vật học động vật có xương sống.

"Đây là con khủng long bọc giáp được bảo quản tốt nhất thế giới", Live Science dẫn lời Henderson. "Chất lượng bảo quản và hình dáng nguyên vẹn biến mẫu vật thành phiến đá Rosetta Stone để giải mã những loài khủng long bọc giáp".


Hóa thạch nodosaur tại bảo tàng. (Video: National Geographic).

Con khủng long nodosaur có nhiều gai nhọn, loài họ hàng bọc giáp của khủng long ankylosaur, được phát hiện ở khu mỏ Suncor Millennium Mine tại Alberta năm 2011. Nhóm nghiên cứu rất kinh ngạc khi thấy hóa thạch không bị đè bẹp dưới sức ép của đất đá và trầm tích sau hàng triệu năm. Nhiều yếu tố đồng thời tác động đã dẫn tới sự hình thạch hóa thạch 3D hiếm có của loài khủng long mới được xác định B. markmitchelli, theo Henderson.

Các nhà nghiên cứu chưa rõ con khủng long dài 5,5 mét tử vong như thế nào, nhưng ngay sau khi chết, B. markmitchelli bị cuốn xuống đường biển nội địa cổ đại trải dài từ vịnh Mexico tới Bắc Băng Dương. Con khủng long trôi xa khỏi tầm với của bất kỳ động vật săn mồi nào, từ khủng long ăn thịt đến loài ăn xác thối dưới nước như cá sấu nước ngọt.

Cơ thể thối rữa khiến xác con khủng long chứa đầy khí, căng phồng và trôi càng lúc càng xa dọc đường biển, tránh khỏi sự phá hủy của sóng biển gần bờ và một số loài ăn xác như cua và sâu nước nhiều lông.

Phần lớn xác động vật chết căng phồng sẽ phát nổ sau khi chết ít ngày, nhưng lớp giáp cứng dày của B. markmitchelli có khả năng chống chịu áp suất cao từ khí nén giải phóng ra từ các cơ quan nội tạng đang phân hủy của con vật. Điều này chắc chắn cũng làm chậm sự nứt vỡ cuối cùng của thành cơ thể.

“Lớp da dày đầy gai ngăn cản các động vật ăn xác ở biển như cá mập và khủng long cổ dài plesiosaur. Xác con vật chìm xuống vùng nước sâu, nơi không có nhiều dạng sống sinh vật bởi môi trường quá lạnh và tối, không phù hợp với loài ăn xác thối”, Henderson cho biết.

Con khủng long nodosaur nặng 1.360kg đáp xuống đáy biển trong tư thế nằm ngửa với lực va đập mạnh, tạo ra một miệng hố va chạm. Xác con vật vùi dưới lớp bùn cửa biển. "Lớp bùn này bao kín bên ngoài phần da bọc giáp và vảy, ngăn khí oxy ở bên ngoài, nhờ đó cơ thể còn lại của khủng long ít bị phân hủy. Tình trạng phân hủy ít giúp bảo quản những chiếc vảy, lớp vỏ giáp và thậm chí các hạt màu trong da khủng long", Anderson nói.

Hóa thạch rồng ngủ vẹn nguyên 112 triệu năm như thế nào?
Minh họa xác khủng long nodosaur bị cuốn trôi ra biển. (Ảnh: National Geographic).

Trong lúc xác chết thối rữa, những hợp chất khác nhau như putrescine (chất hữu cơ mùi chua hình thành khi amino axit bị phá vỡ) làm biến đổi thành phần hóa học ở đáy biển, thúc đẩy sự phân hủy nhanh chóng của chất khoáng xung quanh cái xác, tạo ra một cỗ quan tài bảo vệ đặc biệt dày.

"Độ cứng chắc của cỗ quan tài tránh cho mẫu vật bị đè bẹp bởi lớp đất đá dày một kilomet ở phía trên trong gần 112 triệu năm", Henderson chia sẻ.

Henderson và đồng nghiệp phân tích các chi tiết bằng cách quan sát đặc điểm địa chất của khu mỏ. Họ cũng kiểm tra kết cấu giống cỗ quan tài cùng với trầm tích ở bên trong và ngoài cơ thể con khủng long.

Dựa theo nghiên cứu khoáng vật học lớp đất đá bao quanh khủng long nodosaur, họ có thể khẳng định mẫu vật nằm ở vùng biển sâu ít nhất 50m.

  • Hóa thạch nguyên vẹn sau 110 triệu năm của khủng long bọc giáp
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nụ hôn vĩnh cửu của cặp tình nhân bên nhau 2.800 năm

Nụ hôn vĩnh cửu của cặp tình nhân bên nhau 2.800 năm

Hai bộ xương tại một địa điểm khảo cổ ở Iran nằm trong tư thế hướng về nhau như thể trao cho nhau nụ hôn vĩnh cửu.

Đăng ngày: 04/09/2017
Thi thể quý tộc Trung Quốc vẫn nguyên vẹn sau 1.000 năm

Thi thể quý tộc Trung Quốc vẫn nguyên vẹn sau 1.000 năm

Quan tài và thi thể được khai quật ở làng Zhizhu thuộc huyện An Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Người đàn ông được cho chết dưới thời nhà Minh (năm 1368 - 1644) hoặc nhà Thanh (1644 - 1912).

Đăng ngày: 04/09/2017
Trứng khủng long bay sống cách đây 66 triệu năm có màu gì?

Trứng khủng long bay sống cách đây 66 triệu năm có màu gì?

Trứng màu xanh được tìm thấy ở nhiều loài chim hiện đại và người ta xưa nay vẫn cho rằng chỉ có các loài động vật thuộc họ chim mới có trứng xanh.

Đăng ngày: 03/09/2017
Chú lừa con phát hiện ra di tích hầm mộ nghìn năm

Chú lừa con phát hiện ra di tích hầm mộ nghìn năm

Câu chuyện về cách mà khu hầm mộ ngàn năm này được phát hiện cũng khiến người ta phải thốt lên:

Đăng ngày: 03/09/2017
Dấu chân 5,7 triệu năm ở Hy Lạp thách thức thuyết tiến hóa

Dấu chân 5,7 triệu năm ở Hy Lạp thách thức thuyết tiến hóa

Các nhà khoa học với việc phát hiện ra hóa thạch của Australopithecus ở nam và đông Phi trong những năm giữa thế kỷ 20 đã cho rằng nguồn gốc con người bắt nguồn từ châu Phi.

Đăng ngày: 03/09/2017
Thành phố La Mã bị sóng thần nhấn chìm cách đây 1.600 năm

Thành phố La Mã bị sóng thần nhấn chìm cách đây 1.600 năm

Ông Mounir Fantar cho rằng đây là “một phát hiện lớn”, cuộc thám hiểm dưới nước còn phát hiện ra các dấu hiệu về đường phố, đài tưởng niệm.

Đăng ngày: 01/09/2017
Không phải Megalodon, đây mới là kẻ đầu tiên

Không phải Megalodon, đây mới là kẻ đầu tiên "thống trị" đại dương

Theo tài liệu khảo cổ của các nhà khoa học sau khi phát hiện hóa thạch của chúng ở vùng trung tây nước Mỹ, Cladoselache chính là tổ tiên của loài cá mập.

Đăng ngày: 01/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News