Hóa thạch tiết lộ loài thú túi khổng lồ

Các nhà cổ sinh vật học phát một hiện loài thú tiền sử chưa từng được biết tới có quan hệ họ hàng gần với gấu túi mũi trần.

Sinh vật được đặt tên là Mukupirna nambensis đã lang thang trong các khu rừng ở Australia cách đây 25 triệu năm. Chúng nặng khoảng 150kg, tương đương một con gấu đen Bắc Mỹ và lớn gấp 5 lần loài gấu túi mũi trần hiện nay.

Hóa thạch tiết lộ loài thú túi khổng lồ
ảnh phục dựng loài thú túi tiền sử mới được phát hiện ở Australia. (Ảnh: Reuters).

Hộp sọ và một số mảnh xương hóa thạch của Mukupirna được khai quật trong lưu vực hồ Eyre từ năm 1973 nhưng gần đây mới được phân tích kỹ lưỡng bởi các chuyên gia từ Đại học New South Wales của Australia và Đại học Salford của Anh.

Hóa thạch tiết lộ loài thú túi khổng lồ
Mảnh xương hàm hàm hóa thạch của Mukupirna. (Ảnh: Guardian).

Theo mô tả trên tạp chí Scientific Reports hôm 25/6, Mukupirna nambensis là họ hàng tiền sử gần gũi nhất của gấu túi mũi trần. Chúng cũng ăn thực vật và có một số đặc điểm cho thấy cuộc sống thích nghi với việc đào bới. 

Khối lượng cơ bắp lớn cùng với bộ móng vuốt cong, dài và chắc khỏe biến bàn chân trước của Mukupirna thành công cụ hữu hiệu để đào củ và rễ cây, nguồn thức ăn chính của chúng. Khác với gẫu túi mũi trần, loài thú túi tiền sử này không đào hang do có kích thước cơ thể lớn.

"Mukupirna không phải tổ tiên trực tiếp của gấu túi mũi trần nhưng nằm cùng nhánh tiến hóa. Tổ tiên chung của chúng có lẽ cũng là một chuyên gia đào bới", trưởng nhóm nghiên cứu Robin Beck, Giáo sư từ Đại học Salford nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
100 triệu năm trước, Nam Cực từng tồn tại loài kỳ nhông khổng lồ to lớn hơn cả xe ô tô

100 triệu năm trước, Nam Cực từng tồn tại loài kỳ nhông khổng lồ to lớn hơn cả xe ô tô

Ngày nay, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc được coi là loài kỳ giông lớn nhất thế giới cũng như loài lưỡng cư lớn nhất, dài đến 180 cm, nhưng trong quá khứ, tại Nam Cực còn tồn tại một loài kỳ nhông còn to lớn hơn chúng rất nhiều.

Đăng ngày: 28/06/2020
Những con thằn lằn cổ rắn thời tiền sử có khả năng lặn tương tự với cá nhà táng hiện đại

Những con thằn lằn cổ rắn thời tiền sử có khả năng lặn tương tự với cá nhà táng hiện đại

Thằn lằn cổ rắn là một chi bò sát biển lớn đã tuyệt chủng thuộc bộ Plesiosauria. Mẫu vật đầu tiên được phát hiện bởi Mary Anning trong khoảng hai năm 1820-1821 nhưng bị thiếu mất hộp sọ.

Đăng ngày: 28/06/2020
Phát hiện thực đơn của người châu Phi sử dụng hơn 5.000 năm trước khi di cư

Phát hiện thực đơn của người châu Phi sử dụng hơn 5.000 năm trước khi di cư

Hải sản là thức ăn chủ yếu của đoàn người di cư từ châu Phi qua Ả Rập khoảng 5.000 năm trước.

Đăng ngày: 28/06/2020
Đâu là nguyên nhân khiến nền cộng hòa La Mã cổ đại sụp đổ?

Đâu là nguyên nhân khiến nền cộng hòa La Mã cổ đại sụp đổ?

Các nhà khoa học cho rằng sự kiện núi lửa phun trào cách đây 2.500 năm đã gây ra thảm họa khí hậu toàn cầu dẫn đến nạn đói tràn lan vào năm 43 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 26/06/2020
Khai quật khu định cư lâu đời nhất của người Viking

Khai quật khu định cư lâu đời nhất của người Viking

Các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích của hai ngôi nhà gỗ dài chứa đầy kho báu có niên đại từ thời Viking ở phía đông Iceland.

Đăng ngày: 26/06/2020
Phát hiện hóa thạch trứng khủng long nhỏ nhất thế giới

Phát hiện hóa thạch trứng khủng long nhỏ nhất thế giới

Trứng hóa thạch chỉ nặng khoảng 10 gram, thuộc về một loài khủng long chân thú nhỏ sống cách đây 100 triệu năm.

Đăng ngày: 25/06/2020
Phát hiện vòng tròn hố sâu 4.500 năm tuổi gần Stonehenge

Phát hiện vòng tròn hố sâu 4.500 năm tuổi gần Stonehenge

Vòng tròn đường kính gần 2km gồm ít nhất 20 chiếc hố lớn, thể hiện kỹ thuật xây dựng ấn tượng của người thời Đồ Đá mới.

Đăng ngày: 25/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News