Học ngoại ngữ kiểu mới: Chỉ cần lắc nhẹ cổ tay, từ vựng sẽ hiện ra

Bộ sản phẩm e-FlashCard được kỳ vọng sẽ cải thiện phương pháp học thẻ từ vựng bằng giấy truyền thống, giúp người học tiếp thu các loại ngôn ngữ khác nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chiếc thẻ điện tử e-FlashCard là thành quả sau 40 tiếng đồng hồ làm việc miệt mài của 6 bạn trẻ đang học tập và làm việc trong ngành công nghệ thông tin là: Nguyễn Anh Dũng, Võ Thành Đạt, Đặng Công Tân, Đoàn Ánh, Ngô Thiện Đức và Nguyễn Thị Vân Quỳnh tại cuộc thi Mobile Hackathon 2017.

“Ý tưởng về e-FlashCard ra đời từ việc luyện học thi tiếng Nhật của mình. Khi học tiếng Nhật, người học phải tra hàng chục chữ Kanji (Hán tự - PV) trong bài đọc hiểu bằng cách viết tay từng nét từ đó trên ứng dụng ở từ điển ở điện thoại, điều này rất tốn thời gian và công sức của người học. Chính vì vậy mà mình nghĩ đến một ứng dụng có thể giúp tra cứu tất cả các từ vựng một cách nhanh nhất”, bạn Nguyễn Anh Dũng, trưởng nhóm, cho biết.

Học ngoại ngữ kiểu mới: Chỉ cần lắc nhẹ cổ tay, từ vựng sẽ hiện ra
Với e-FlashCard, người dùng chỉ cần lắc cổ tay để học từ vựng. (Ảnh: NVCC).

Cấu trúc của e-FlashCard gồm 1 thẻ điện tử flashcard tích hợp trên điện thoại (phần mềm) và 1 thiết bị điện tử đeo tay (phần cứng). Trong đó, phần cứng của thiết bị là bo mạch chủ được thiết kế để mở rộng tính năng của mạch máy tính nhúng Raspberry Pi Zero. Phần cứng này gồm gồm mạch nguồn sạc, mạch khuếch đại âm thanh, mạch vi điều khiển và cảm biến gia tốc góc. Còn phần mềm của thiết bị được xây dựng trên nền tảng hệ điều hành Linux, và viết bằng ngôn ngữ lập trình java và python.

Để sử dụng thiết bị, người sử dụng chỉ cần cầm thẻ điện tử lên, lắc tay qua phải để xem từ tiếp theo hoặc lắc qua trái để xem từ trước đó, ngửa thẻ nhẹ về trước để hiện nghĩa của từ, úp thẻ về phía mình để giấu nghĩa dịch và phiên âm của từ đó đi.

Học ngoại ngữ kiểu mới: Chỉ cần lắc nhẹ cổ tay, từ vựng sẽ hiện ra
Giao diện của e-FlashCard trên điện thoại. (Ảnh: NVCC).

Khi thiết bị hoạt động, cảm biến gia tốc góc sẽ đo góc nghiêng quanh 2 trục quay của cử động cổ tay cầm, rồi truyền tín hiệu về ứng dụng trên nền tảng java để thực hiện các chức năng nói trên.

Bộ sản phẩm e-FlashCard được hy vọng sẽ cải thiện phương pháp học thẻ từ vựng bằng giấy truyền thống, giúp người học tiếp thu các loại ngôn ngữ khác nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp tăng tốc quá trình học từ mới.

Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, do thời gian hoàn thành sản phẩm chỉ có 2 ngày nên thiết bị vẫn còn nhiều điểm phải cải thiện như: cần tích hợp thêm tính năng phát âm và hình ảnh gợi nhớ từ vựng khi học, cải thiện kích thước của thẻ điện tử và nâng cấp server lưu dữ liệu.

“Trước mắt, nhóm em dự định sẽ hoàn thiện ứng dụng e-FlashCard chạy trên hệ điều hành iOS và Android để cộng đồng học ngoại ngữ có thể sớm được sử dụng. Sau đó sẽ cải thiện sản phẩm chuyên dụng e-FlashCard, phát triển thêm ý tưởng các sản phẩm iOT Flashcard khác để ứng dụng trong việc dạy học”, Dũng cho hay.

Học ngoại ngữ kiểu mới: Chỉ cần lắc nhẹ cổ tay, từ vựng sẽ hiện ra
Tại cuộc thi Mobile Hackathon 2017, ý tưởng về chiếc thẻ điện tử e-FlashCard đã giành giải Toàn diện - Giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Chia sẻ về hành trình của dự án tại tại cuộc thi Mobile Hackathon 2017, Dũng cho biết: “Khó khăn nhất đối với nhóm khi thực hiện dự án tại cuộc thi Mobile Hackathon 2017 chính là áp lực về thời gian, chỉ có 40 giờ đồng hồ để các thành viên hoàn thành sản phẩm, trong đó phải lập trình liên tục không ngủ để sản phẩm hoạt động được. Nhờ sự góp ý từ các cố vấn của cuộc thi là anh Nguyễn Trình và anh Phạm Cao Khôi và sự hỗ trợ từ bạn Võ Như Phương Thảo - người đồng hành của nhóm tại cuộc thi mà sản phẩm cuối cùng đã được hoàn thiện”.

Tại cuộc thi Mobile Hackathon 2017, ý tưởng về chiếc thẻ điện tử e-FlashCard đã giành giải Toàn diện - Giải thưởng cao nhất của cuộc thi. Đây là cuộc thi do cộng đồng Google Developer Miền Trung (GDG MienTrung) phối hợp với Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng tổ chức, trong đó mỗi sản phẩm dự thi được yêu cầu phải áp dụng ít nhất một công nghệ của Google để vận hành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh nghiệm dùng điều hòa chống rét tiết kiệm điện trong mùa đông

Kinh nghiệm dùng điều hòa chống rét tiết kiệm điện trong mùa đông

Nguyên lý làm nóng không khí của điều hòa nhiệt độ cũng giống như nguyên lý làm lạnh, tức là gián tiếp qua giàn trao đổi nhiệt.

Đăng ngày: 11/12/2017
Học sinh lớp 9

Học sinh lớp 9 "biến" nước thải máy lạnh thành nước uống

Hệ thống chế tạo bằng ống nhựa của nhóm học sinh lớp 9 ở Sài Gòn có thể biến nước thải từ máy lạnh, nước mưa, thành nước uống.

Đăng ngày: 08/12/2017
Thừa Thiên-Huế: Học sinh lớp 9 chế tạo xe ôtô chạy bằng điện

Thừa Thiên-Huế: Học sinh lớp 9 chế tạo xe ôtô chạy bằng điện

Năm học lớp 8, Ân đã chế tạo ra chiếc xe điện đa năng, có thể cắt cỏ, chà đường, phục vụ cho người khuyết tật đi lại.

Đăng ngày: 07/12/2017
Nông dân Đà Lạt thành công với trồng rau trong không khí

Nông dân Đà Lạt thành công với trồng rau trong không khí

Với phương pháp khí canh, rau được trồng trên giàn cao nửa mét để cách ly với mặt đất. Rễ của cây rau không cắm trực tiếp vào đất hay nước mà được đặt trong các túi chứa xơ dừa.

Đăng ngày: 30/11/2017
Cách phòng tránh bom mìn còn sót sau chiến tranh của Liên Hợp Quốc

Cách phòng tránh bom mìn còn sót sau chiến tranh của Liên Hợp Quốc

Khi phát hiện một quả bom, một quả mìn, hay thiết bị có thể phát nổ - dù có phải còn sót lại sau chiến tranh hay không, điều đầu tiên phải làm đó là tránh xa chỗ đó càng nhanh càng tốt.

Đăng ngày: 29/11/2017
Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ôtô

Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ôtô

Động cơ đốt trong là một “cỗ máy” có nhiều hệ thống phụ trợ như hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát, hệ thống phân phối khí, hệ thống tăng áp...

Đăng ngày: 27/11/2017
Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành

Nhân giống hoa dạ yến thảo bằng cành là một trong những kỹ thuật trồng hoa rất đơn giản nhưng vẫn mang lại những chậu hoa đẹp mắt và có sức sống mạnh mẽ.

Đăng ngày: 27/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News