Hội nghị thế giới về giảm nhẹ thiên tai ở Nhật Bản
Trong hai ngày 3-4/7, Hội nghị Thế giới cấp bộ trưởng về giảm nhẹ thiên tai đã diễn ra tại Nhật Bản với sự tham gia của đại diện đến từ 75 quốc gia và 15 tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Hội nghị nhằm chia sẻ những bài học của Nhật Bản từ thảm họa kép động đất và sóng thần hồi tháng Ba năm ngoái, đồng thời thảo luận những biện pháp xây dựng một xã hội "tự cường trước thiên tai".
Các cuộc họp chính trong khuôn khổ của hội nghị này diễn ra tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, cách thủ đô Tokyo khoảng 300km về phía Đông Bắc. Một số cuộc họp khác diễn ra tại các tỉnh Iwate và Fukushima. Đây là những địa phương đã phải hứng chịu thảm họa khủng khiếp do động đất và sóng thần gây ra.
Sóng thần đổ bộ vào một tuyến phố ở thành phố Miyako, Iwate, Nhật Bản, một năm trước.
Ngày 3/7, phát biểu tại Sendai, Thủ tướng nước chủ nhà Yoshihiko Noda khẳng định Nhật Bản tiếp tục thực hiện cam kết trong lĩnh vực quản lý thảm họa toàn cầu cũng như sẽ tiếp tục hợp tác với các nước trong việc xây dựng các xã hội có khả năng tự đối phó với thảm họa.
Thủ tướng Noda cho hay mới đây Nhật Bản đã cam kết dành 3 tỷ USD để hỗ trợ các nước đang phát triển trong nỗ lực giảm nhẹ thiên tai và cũng đang đề nghị đăng cai tổ chức Hội nghị Thế giới lần thứ ba về giảm nhẹ thiên tai do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 2015.
Cũng tại cuộc họp ở Sendai, người đứng đầu Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), bà Helen Clark ghi nhận những thành tựu to lớn mà Nhật Bản đã thể hiện trong công cuộc giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai. Bà nêu rõ: "Không có quốc gia nào có thể miễn dịch trước thảm họa kết hợp với thiên tai. Tất cả chúng ta đã ở đây vì chúng ta biết rằng còn phải làm rất nhiều để giảm bớt ảnh hưởng và chuẩn bị tốt hơn khả năng đối với thảm họa cho người dân, cho các cộng đồng và cơ sở hạ tầng".
Một sự kiện đáng chú ý diễn ra trong hội nghị là việc 8 em nhỏ Nhật Bản, đại diện cho các em nhỏ sống sót sau thảm họa động đất sóng thần tại các địa phương trên, đã gửi tới Liên hợp quốc một bản kiến nghị về những biện pháp đối phó khi xảy ra thảm họa. Một trong những kiến nghị của các em là việc gây quĩ để xây dựng các câu lạc bộ giúp các em nhỏ học kỹ năng thoát hiểm khi có động đất và sóng thần cũng như giúp đỡ nhau trong hoạn nạn.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
