Hồi sinh dự án xe đua có thể đạt kỷ lục tốc độ trên đất liền

Các kỹ sư sẽ tháo dỡ và chế tạo lại mẫu xe đua Bloodhound LSR, bổ sung thêm một tên lửa để giúp phương tiện đạt tốc độ kỷ lục là 1.287km/h.


Mẫu xe đua Bloodhound LSR trên đường chạy thử nghiệm. (Ảnh: Bloodhound LSR).

Kế hoạch hồi sinh dự án xe đua Bloodhound nổi tiếng ở Anh hướng đến phá vỡ kỷ lục thế giới trên đất liền. Sau 4 năm tạm dừng, trưởng nhóm Stuart Edmondson đang nỗ lực tiếp tục dự án. Đội Bloodhound LSR hiện nay cần một tài xế lái phương tiện siêu thanh của họ ở tốc độ hơn 1.287km/h. Dự án sẽ ưu tiên lựa chọn tài xế có thể mang đến kinh phí cần thiết để thúc đẩy mục tiêu, Interesting Engineering hôm 9/10 đưa tin.

Năm 2019, đội Bloodhound LSR từng chạy thử nghiệm trên sa mạc Kalahari ở Nam Phi vượt thành công mốc 806km/h, khiến phương tiện nằm trong top 10 chiếc xe nhanh nhất thế giới. Cách đây gần 20 năm, một đội kỹ sư người Anh do Andy Green dẫn đầu lập kỷ lục tốc độ trên đất liền với 1.227,985km/h bằng mẫu xe Thrust SSC. Từ sau đó, do thành tựu trong thiết kế kỹ thuật, vật liệu, tính toán động lực học chất lưu (CFD), các thành viên của dự án tin chắc Bloodhound LSR có thể vượt qua thành tích đó. Từ khi bắt đầu dự án Bloodhound cho tới thử nghiệm gần đây ở châu Phi, Green, cựu phi công Không quân Hoàng gia Anh, luôn là tài xế. Dù nhường lại vị trí cho thế hệ tiếp theo, Green vẫn giữ vai trò cố vấn làm việc phía sau.

Nhóm kỹ sư mô tả việc việc phát triển cỗ xe là cơ hội độc nhất vô nhị trong để thu hút những cá nhân có niềm đam mê và tay nghề cao, sẵn sàng thúc đẩy ranh giới tốc độ và truyền cảm hứng để trở thành một phần lịch sử thông qua điều khiển chiếc xe nhanh nhất trên Trái đất, Green và cộng sự hy vọng tài xế mới có thể mang đến kinh phí đáng kể cho dự án. Ước tính ngân quỹ cần đạt 14,7 triệu USD để lập kỷ lục mới.

Các kỹ sư lên kế hoạch phát triển một mẫu xe không sử dụng bất kỳ nhiên liệu hóa thạch nào. Sau thử nghiệm ở Kalahari năm 2019, những bộ phận thiết yếu của chiếc xe như động cơ phản lực EJ200 đã được tháo ra và cất giữ an toàn. Nhóm chuyên gia đang lên kế hoạch tháo dỡ hoàn toàn và chế tạo lại phương tiện trước khi chạy thử ở Hakskeen Pan, một đường đua ở Northern Cape, theo BBC. Ngoài động cơ phản lực EJ200, họ sẽ gắn thêm tên lửa sử dụng nhiên liệu hóa học không đòi hỏi tách riêng chất oxy hóa, cung cấp cho xe tốc độ tối đa hơn 1.287km/h. Tên lửa này sẽ sử dụng peroxide để tạo ra lực đẩy, hợp chất phân hủy thành hỗn hợp hơi nước và oxy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu thảm họa hạt nhân xảy ra, đâu là nơi an toàn nhất để trú ẩn?

Nếu thảm họa hạt nhân xảy ra, đâu là nơi an toàn nhất để trú ẩn?

Một nghiên cứu khoa học đưa ra lời khuyên khi xảy ra thảm họa hạt nhân, bao gồm cả những nơi tồi tệ nhất có thể trú ẩn.

Đăng ngày: 11/05/2025
Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?

Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?

Đối với những người theo đạo Thiên Chúa Giáo và những ai đã từng đọc kinh thánh thì hẳn đã biết ngọn ngành về truyền thuyết này.

Đăng ngày: 10/05/2025
Khoa học đã chứng minh “tiếng sét ái tình” chỉ là sự ham muốn thể xác

Khoa học đã chứng minh “tiếng sét ái tình” chỉ là sự ham muốn thể xác

Trong sự phấn khích của sự lãng mạn, có thể dễ dàng tin rằng hai người xa lạ có thể yêu nhau ngay lần đầu gặp mặt. Nhưng tình yêu đến từ cái nhìn đầu tiên có thật không?

Đăng ngày: 10/05/2025
Tống Nhục Tông: Lễ trừ tà cho người chết vì treo cổ với quy tắc kỳ lạ

Tống Nhục Tông: Lễ trừ tà cho người chết vì treo cổ với quy tắc kỳ lạ

Người xưa cho rằng những người chết vì treo cổ là những cái chết đau đớn nhất, linh hồn sẽ không được siêu thoát mà sẽ để lại oán khí và quậy phá người còn sống.

Đăng ngày: 10/05/2025
Khám phá 20 thức uống kỳ quặc nhất thế giới

Khám phá 20 thức uống kỳ quặc nhất thế giới

Bia sữa, bia nước tiểu bò, bia sữa ngựa, bia pizza, bia giúp ngực to… là những loại bia độc nhất vô nhị trên thế giới.

Đăng ngày: 10/05/2025
Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?

Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?

Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News