Hồi sinh hạt lúa mạch từ xác tàu 145 năm để làm rượu

Các chuyên gia thu thập hạt lúa mạch đen trong xác tàu dưới hồ Huron giúp hồi sinh giống cây đã mất và dự định làm rượu whisky.

Năm 1878, tàu buồm James R. Bentley chìm dưới hồ Huron, một trong Ngũ Đại Hồ rộng lớn ở Bắc Mỹ, khi đang chở lúa mạch đen đến Chicago. Thủy thủ đoàn vẫn sống sót sau tai nạn, nhưng lô hàng - một giống lúa mạch đen ngày nay không còn - đã mất dưới nước. Xác tàu bị ẩn giấu hơn một thế kỷ cho đến khi được phát hiện vào năm 1984.

Hồi sinh hạt lúa mạch từ xác tàu 145 năm để làm rượu
Nhóm của Eric Olson thu thập hạt lúa mạch đen. (Ảnh: Đại học Bang Michigan).

Ngày 17/9/2024, một nhóm nhà khoa học đã dùng các ống kim loại đặc biệt để xuống thu thập những hạt lúa mạch đen chìm dưới nước. Họ lấy được một lượng đáng kể, nhưng việc giữ cho chúng "sống sót" là thách thức lớn. Tiếp xúc với oxy và nhiệt độ ấm hơn có thể làm hạt hư hại sau thời gian dài ở dưới nước.

Số hạt giống mới thu thập, được gọi là lúa mạch đen Bentley theo tên con tàu đắm, nhanh chóng được chuyển đến Đại học Bang Michigan (MSU) để phân tích. Phó giáo sư Eric Olson, chuyên gia về gene và nhân giống lúa mì, bày tỏ sự thận trọng về khả năng nảy mầm. "Ý tưởng hạt giống nảy mầm rất thú vị, nhưng điều này rất khó vì chúng đã ở dưới nước 145 năm", Interesting Engineering hôm 21/11 dẫn lời Olson.

Dù trông có vẻ nguyên vẹn, hạt giống ban đầu không nảy mầm ngay cả với sự hỗ trợ của axit gibberellic, một hormone thực vật dùng để kích thích hạt ngủ đông. "Dù trông vẫn khá tốt, có thể hạt giống không còn các ty thể hoạt động được cần thiết cho việc nảy mầm", Olson giải thích.

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia đã tìm ra biện pháp thay thế: trích xuất vật liệu di truyền từ hạt để tái tạo các đặc điểm lịch sử của chúng. "Chúng tôi có thể hồi sinh những gene trong hạt và sử dụng kỹ thuật giải trình tự gene hiện đại để lắp ráp các phần của bộ gene. Chúng tôi sẽ giải trình tự các nhiễm sắc thể của giống lúa mạch đen này và chuyển những đoạn nhiễm sắc thể đó vào một giống lúa mạch đen hiện đại, về cơ bản là hồi sinh giống lúa mạch đen lịch sử", Olson nói.

Nhóm chuyên gia dự định kết hợp vật liệu di truyền của lúa mạch Bentley với một giống cây lịch sử khác là lúa mạch đen Rosen. Điều này sẽ tạo ra một giống cây trồng mới. Cây trồng lai có thể được sử dụng để làm rượu whisky, kết nối lịch sử nông nghiệp của bang Michigan với kinh tế hiện tại.

"Nếu thành công đưa những đoạn nhiễm sắc thể lúa mạch đen từ xác tàu Bentley vào lúa mạch đen Rosen, điều này sẽ thu hút du khách và tạo ra nhiều cơ hội cho nông dân", Olson chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trở về từ Thành phố Trắng, nhóm thám hiểm mắc bệnh đáng sợ

Trở về từ Thành phố Trắng, nhóm thám hiểm mắc bệnh đáng sợ

Nhiều thành viên của đoàn thám hiểm đã bị hủy hoại khuôn mặt sau chuyến đi đến Thành phố Trắng, còn gọi là Thành phố của Thần Khỉ ở Honduras.

Đăng ngày: 24/11/2024
Vô tình chụp CT, chuyên gia phát hiện bí mật của 3 xác ướp nằm trong nhau gây tò mò từ 115 năm trước

Vô tình chụp CT, chuyên gia phát hiện bí mật của 3 xác ướp nằm trong nhau gây tò mò từ 115 năm trước

Các nhà khoa học cho biết đây là xác ướp đầu tiên thuộc loại này được phát hiện.

Đăng ngày: 24/11/2024
Tìm thấy bùa hộ mệnh 1.600 năm tuổi mô tả cảnh vua Solomon đâm chết quỷ dữ

Tìm thấy bùa hộ mệnh 1.600 năm tuổi mô tả cảnh vua Solomon đâm chết quỷ dữ

Các nhà khảo cổ học ở Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện ra một mặt dây chuyền Kitô giáo hiếm có từ thế kỷ thứ năm,.

Đăng ngày: 23/11/2024
Đi bộ đường dài, tình cờ tìm ra thế giới đã mất 280 triệu tuổi

Đi bộ đường dài, tình cờ tìm ra thế giới đã mất 280 triệu tuổi

Phát hiện tình cờ của một phụ nữ Ý đã giúp các nhà khoa học khai quật cả một hệ sinh thái thuộc về thế giới trước thời khủng long.

Đăng ngày: 22/11/2024
Chi tiết mới về vụ đắm tàu bí ẩn trong hồ lớn nhất Na Uy

Chi tiết mới về vụ đắm tàu bí ẩn trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được phát hiện trong quá trình tìm kiếm đạn dược thời chiến bị vứt bỏ ở Hồ Mjøsa của Na Uy đã được xác định là con tàu địa phương từ 700 năm trước.

Đăng ngày: 20/11/2024
Nghi lễ gây ảo giác được tìm thấy cách đây 2.200 năm

Nghi lễ gây ảo giác được tìm thấy cách đây 2.200 năm

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về một nghi lễ gây ảo giác có thể đã giúp người Ai Cập cổ đại tái hiện lại câu chuyện thần thoại trong đó một vị thần lùn lừa gạt nữ thần bầu trời.

Đăng ngày: 20/11/2024
Hóa thạch làm sáng tỏ lịch sử của loài thằn lằn bay cổ đại

Hóa thạch làm sáng tỏ lịch sử của loài thằn lằn bay cổ đại

Khoảng 147 triệu năm trước, trên bầu trời xứ Bavaria, loài bò sát bay cổ đại pterosaur với sải cánh khoảng 2 mét.

Đăng ngày: 20/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News