Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm
Hình ảnh mê hoặc về một vầng trăng lưỡi liềm trá hình xuất hiện giữa ban ngày sẽ hiện ra trước mắt người dân châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.
Theo tờ Space, vào ngày 25-10, người dân ở nhiều đất nước trên khắp thế giới sẽ chứng kiến quang cảnh ngoạn mục của nhật thực một phần cuối cùng của năm 2022. Dự kiến nhật thực sẽ bắt đầu trên khu vực Đại Tây Dương vào lúc 8 giờ 58 phút giờ GMT, tức 15 giờ 58 phút theo giờ Việt Nam.
Một sự kiện nhật thực một phần diễn ra trước đây - (Ảnh: TIME AND DATE)
Theo Time and Date, sẽ có khoảng 3,2 tỉ người, tương đương 40% dân số thế giới sống trong vùng có thể quan sát nhật thực một phần, là vùng trải dài từ Greenland, Anh và Tây Ban Nha ở phía Tây cho đến Nga, Pakistan và Ấn Độ ở phía Đông, tức thuộc châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.
Điều này có nghĩa Việt Nam đã không may mắn nằm trong khu vực chiêm ngưỡng nhật thực, tuy nhiên bạn vẫn có thể xem trực tuyến theo lời mời của tờ Space, nơi quang cảnh nhật thực sẽ được phát trực tiếp trên trang web space.com của họ.
Khu vực quan sát được nhật thực, màu càng đậm thì độ che phủ của Mặt trăng lên Mặt trời càng nhiều - (Ảnh: TIME AND DATE)
Trong nhật thực lần này, Mặt trời sẽ bị Mặt trăng "ăn" mất một phần và tạo thành hình dáng y hệt như trăng lưỡi liềm mê hoặc, sáng rực rỡ giữa bầu trời ban ngày có phần tối lại.
Vùng quan sát đẹp nhất là Nga và Kazakhstan, với 80% Mặt trời bị che phủ.
Dự báo thời tiết cho biết người dân ở hầu hết Trung Đông, Pakistan, Ấn Độ, miền Đông Kazahkhstan và các vùng Novosibrisk và Altai của Nga sẽ thuận lợi quan sát nhật thực "trăng lưỡi liềm trá hình" này, nhờ có thời tiết quang đãng. Tất nhiên người quan sát sẽ cần một chiếc kính đặc biệt để bảo vệ mắt khỏi bức xạ mạnh mẽ của Mặt trời.

NASA công bố đoạn video về sự tiến hóa của vũ trụ sau 12 năm
Sau hơn 1 thập kỷ quan sát và theo dõi vũ trụ, NASA đã công bố đoạn phim ngắn cho thấy sự tiến hóa bên ngoài không gian, đây thực sự là một nơi rất " bận rộn".

Tên lửa mạnh nhất Ấn Độ phóng cùng lúc 36 vệ tinh
Tên lửa GSLV Mark III mang theo 36 vệ tinh của OneWeb rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan, Sriharikota, lúc 1h37 hôm 23/10 (giờ Hà Nội).

Không chỉ thay đổi quỹ đạo, tiểu hành tinh mà NASA đâm vào đã biến thành một ngôi sao chổi
Tuy nhiên thay vì có một cái đuôi như thông thường, vụ va chạm đã khiến cái đuôi của nó như bị chẻ đôi.

Trúng pháo vũ trụ, bầu trời Trái đất thủng lỗ rộng 400km
Các nhà khoa học đã phát hiện sự thật gây sốc đằng sau những màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục mỗi lần địa cầu hứng pháo vũ trụ từ ngôi sao mẹ cuồng nộ.

Tàu vũ trụ Thường Nga 5 giúp giải mã sự hình thành núi lửa trên Mặt trăng
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phân tích các mẫu đất đá mà tàu vụ trũ Thường Nga 5 thu thập được từ Mặt trăng.

Phát hiện quái vật bóng tối gần chúng ta nhất, đang cố bắt "mặt trời" khác
Hành vi quái vật đã khiến một lỗ đen khối lượng sao lộ diện trước kính thiên văn, gần chúng ta hơn bất kỳ lỗ đen nào khác đã biết.
