Hôm nay, bánh mì Việt Nam xuất hiện trên trang chủ Google của hơn 10 quốc gia trên thế giới
Thời gian gần đây, bánh mì Việt Nam có tần suất xuất hiện cực nhiều trên truyền thông trong nước nói chung và truyền thông quốc tế nói riêng. Từ chuyện "mấy mẩu bánh mì" cho đến những chiếc bánh mì thanh long được nhiều nước khen ngợi, bánh mì của chúng ta ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới.
Và hôm nay, một sự kiện vô cùng đặc biệt nữa có liên quan đến món bánh mì Việt lại diễn ra: món bánh mì của Việt Nam xuất hiện trên trang chủ Google của hơn 10 nước nhằm kỷ niệm ngày từ "banh mi" được thêm vào từ điển danh tiếng Oxford.
Google Doodle tôn vinh bánh mì Việt Nam.
Vào ngày này cách đây 9 năm, tức ngày 23/3/2011, từ "banh mi" chính thức được thêm vào từ điển Oxford, xác nhận là một danh từ riêng: "Bánh mì"- (banh mi /ˈbɑːn miː/). Không phải Vietnamese baguette, cũng không phải Vietnamese sandwich, cái tên riêng mang đầy niềm tự hào này đã khẳng định chủ quyền bánh mì là một món ăn đến từ Việt Nam chứ không phải vay mượn từ bất kì đâu.
Để chúc mừng sự kiện này, ngày hôm nay, Google đã chúc mừng Việt Nam với hình ảnh đặc biệt Google Doodle Bánh Mì - hình ảnh động của ổ bánh mì Việt và quầy bánh mì truyền thống trên trang chủ Google Tiếng Việt (Google.com.vn). Đặc biệt hơn nữa, hình ảnh này còn xuất hiện ở trang chủ của hơn 10 quốc gia khác bao gồm Mỹ, Canada, Singapore, Pháp, Úc, Thụy Sĩ...
Từ "vay mượn" chiếc bánh baguette của Pháp, bằng sự biến tấu đầy sáng tạo, chúng ta đã tạo nên một sản phẩm đậm chất Việt. Với sự xuất hiện lò nướng kín của Nhật, chúng ta đã làm ra những chiếc bánh mì Việt giòn rụm, rỗng ruột và xốp hơn. Rồi với vô vàn những phần nhân đa dạng, bánh mì Việt mang đến rất nhiều sự lựa chọn cho người ăn nhưng luôn có một tổng thể cực kỳ hài hoà: vừa có tinh bột, vừa có đạm động vật, vừa có rau...
Với sự kiện này, Google Doodle Bánh Mì đã góp phần quảng bá một món ăn vô cùng đặc sắc và tự hào của Việt Nam ra thế giới.
Bánh mì Việt mang đến rất nhiều sự lựa chọn cho người ăn nhưng luôn có một tổng thể cực kỳ hài hoà.
Bên cạnh đó, hãy cùng nhớ lại rất nhiều sự kiện đặc biệt vinh danh món bánh mì Việt khác nhé!
- Ngày 24/3/2011, từ "Bánh mì" đã được vinh danh trong từ điển Oxford.
- Năm 2013, bánh mỳ Việt được tạp chí National Geographic bình chọn là một trong 11 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.
- Đứng đầu danh sách 12 món ăn đường phố do tạp chí du lịch Mỹ Conde’ Nast Traveler bầu chọn.
- Năm 2014, bánh mì Việt Nam tạo nên cơn sốt khi lọt vào top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới của Huffington Post.
- Năm 2016, bánh mỳ cùng phở và bún chả đã lọt top 100 món ăn nổi tiếng thế giới, do Liên minh Kỷ lục Thế giới - Wordkings và Viện Top Thế giới công bố.
- Năm 2017, bánh mì Việt Nam lọt top 10 món sandwich hấp dẫn nhất thế giới theo trang Traveller
- Năm 2018, trang CNN đã ưu ái gọi tên bánh mỳ ở Hội An là "vua của các sandwich trên thế giới".

Xe điện từng tỏa sáng cách đây 100 năm, lụi tàn đến bây giờ và sẽ bùng nổ trong tương lai
Các hãng ô tô truyền thống bao gồm General Motors, Volkswagen, Daimler AG và các nhiều khác đều đang đầu tư rất mạnh tay vào xe hơi chạy điện. Và Tesla thì tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh xe hơi chạy điện.

Lịch sử và ý nghĩa của ngày 30/4 và 1/5
Ngoài 30/4 là ngày lễ lớn ở Việt Nam thì sau năm 1886 cả thể giới có thêm ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động và ngày 1/5 cũng là lễ lớn ớ Việt Nam sau này.

6 chiến mã nổi tiếng trong lịch sử
Nhiều nhà cầm quân lỗi lạc trong lịch sử sở hữu những chiến mã nổi tiếng, xông pha trận mạc và giành được những chiến công lừng lẫy.

Lịch sử và ý nghĩa của ngày Trái Đất
Ngày Trái đất (22/4) ra đời cách đây hơn 40 năm có ý nghĩa đặc biệt, là một ngày được dùng để truyền cảm hứng cho nhận thức và đánh giá cao môi trường tự nhiên của Trái đất.

Lịch sử về ngày giổ tổ Hùng Vương
Nguồn gốc lịch sử ngày giỗ tổ 10/03 được rất nhiều thế hệ trẻ quan tâm và tìm tòi muốn tìm hiểu mỗi khi tới dịp ngày giỗ tổ Hùng Vương.

14 lực lượng quân đội hùng mạnh nhất lịch sử thế giới cổ đại
Trong Top 14 này, ngoài những cái tên quá nổi tiếng như Sparta hay La Mã thì 4 trong số đó là Mông Cổ, Hung Nô, Hán và quân đội nhà Đường đều của Trung Quốc.
