Hơn 100 vụ lở đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ sau động đất
Các nhà khoa học sử dụng ảnh vệ tinh để xác định vị trí lở đất sau trận động đất mạnh tàn phá Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng 2.
Một số vị trí lở đất ở Thổ Nhĩ Kỳ trong ảnh chụp từ vệ tinh Landsat 9. (Ảnh: Sci Tech Daily)
Hai trận động đất mạnh 7,8 và 7,5 độ làm rung chuyển nhiều khu vực ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào ngày 6/2/2023, gây ra thiệt hại trên diện rộng. Trong vài ngày sau khi động đất xảy ra, những trận lở đất mới có thể nhìn thấy rõ trong ảnh vệ tinh.
Đội ngũ chuyên gia ở Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA xác định hơn 100 vụ lở đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng dữ liệu độ phân giải cao từ Planet Labs. Dữ liệu lở đất nằm trong bản đồ cung cấp cho tổ chức phi lợi nhuận World Central Kitchen để trợ giúp vận chuyển lương thực và nước uống cho nạn nhân động đất.
Thiết bị Operational Land Imager-2 (OLI-2) trên vệ tinh Landsat 9 chụp ảnh một cụm lở đất nhỏ dọc thung lũng phía đông làng Sarıseki, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 14/2/2023. Cũng trong ngày 14/2, một phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế chụp ảnh vụ lở đất ở hẻm núi gần İslahiye, thị trấn tại tỉnh Gaziantep phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. İslahiye là một trong vài thị trấn và thành phố có số lượng lớn nhà cửa bị phá hủy do động đất.
Đài quan sát Trái đất của NASA chia sẻ bức ảnh của thành viên phi hành đoàn Expedition 68 sau khi đã xử lý màu để tăng độ tương phản. Bức ảnh được chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số Nikon D5 với ống kính 1150mm. Thông qua Đài quan sát Trái đất, các phi hành gia thường chụp và chia sẻ những bức ảnh Trái đất có giá trị lớn đối với nghiên cứu khoa học.
Chương trình Earth Applied Sciences Disasters của NASA cũng đang theo dõi động đất và hậu quả cũng như chia sẻ bản đồ, dữ liệu và kiến thức khoa học với nhiều cơ quan và tổ chức để hỗ trợ nỗ lực cứu hộ và đánh giá rủi ro.
Sạt lở đất là sự di chuyển của một khối đá, một tầng đất, những khối mãnh vụn của đất đá rời rạc nhau. Trượt xuống một con dốc trên triền núi, đồi, thậm chí một địa tầng. Tuỳ theo cấp độ, sạt lở đất có thể gây nguy hại cho các công trình và tính mạng của con người. |

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
