Hơn 200 học sinh trải nghiệm kỹ thuật chụp ảnh thiên văn

Ngày hội Vũ trụ - USTH Space Day 2019 lần 2 được tổ chức nhằm truyền cảm hứng tới các bạn trẻ đam mê khám phá vũ trụ.

Sự kiện được tổ chức chiều 8/11 với chủ đề "Nhiếp ảnh thiên văn" thu hút sự quan tâm của hơn 200 học sinh đến từ các trường phổ thông tại Hà Nội, do Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp) tổ chức.


Các bạn trẻ hào hứng trải nghiệm với kính thiên văn.

Học sinh tham gia có dịp tìm hiểu kiến thức về thiên văn thông qua các tác phẩm nhiếp ảnh, sản phẩm từ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, câu lạc bộ thiên văn học. Phần trao đổi của hai chuyên gia Nguyễn Trần Hạ (chủ nhân Đài thiên văn Nam Hà Nội) và Doãn Tuấn Dương (chủ nhân Đài thiên văn Phố Hiến) - tác giả những bức ảnh chụp các vì tinh vân, cụm sao, thiên hà từng giành nhiều giải thưởng tại các cuộc thi nhiếp ảnh thiên văn - cung cấp nhiều kiến thức về kỹ thuật chụp ảnh thiên văn; những công đoạn cần có để hoàn thiện tác phẩm... Tại sự kiện, người tham dự cũng trải nghiệm chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mặt Trăng, sao Mộc, sao Thổ qua các kính thiên văn nhỏ hiện đại.


Bức ảnh "Tinh vân Lạp Hộ" (còn gọi là tinh vân Orion) nằm trong chòm sao Lạp Hộ. (Bức ảnh đạt Top pick của diễn đàn ảnh thiên văn Astrobin do tác giả Trần Hạ chụp).

PGS. TS Ngô Đức Thành, đồng Trưởng khoa Vũ trụ và Ứng dụng, USTH cho biết, lĩnh vực vũ trụ không dễ tiếp cận, vì vậy các sự kiện được tổ chức hướng tới học sinh phổ thông để ngày càng nhiều bạn trẻ có tình yêu, đam mê khám phá, định hướng nghề nghiệp sau này. Ông cũng mong muốn sẽ có nhiều bạn trẻ yêu thích lĩnh vực khoa học vũ trụ, công nghệ vệ tinh, viễn thám, vật lý thiên văn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News