Hơn 50% dân số TP.HCM sử dụng thịt hoang dã
Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) công bố ngày 23/5, có hơn một nửa số dân sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh từng sử dụng động vật hoang dã, trong đó gần một nửa sử dụng từ 3 lần trở lên trong một năm.
![]() |
Một thực đơn "thịt thú rừng" một nhà hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Internet). |
Những phát hiện này dựa trên kết quả của cuộc khảo sát với hơn 4000 người dân và gần 3600 học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố từ tháng 8/2010 đến tháng 4/2011. Nam giới sử dụng sản phẩm động vật hoang dã nhiều hơn nữ giới, phổ biến nhất là hình thức ăn thịt, tiếp đến là uống rượu, làm thuốc, làm cảnh và làm đồ trang trí, thời trang.
Nhóm người ở độ tuổi trung niên 36-45 tuổi, người có chức vụ cao, học vấn cao có xu hướng sử dụng sản phẩm động vật hoang dã nhiều hơn. Đặc biệt, việc sử dụng sản phẩm của người dân đang xu hướng gia tăng trong tương lai.
Đặc biệt, với đối tượng học sinh trung học cơ sở cũng có tới 28,2% đã từng sử dụng sản phẩm động vật hoang dã, do định hướng bởi cha mẹ, người lớn trong gia đình tại các quán đặc sản nhân các sự kiện trong gia đình như lễ sinh nhật, thôi nôi...
Kết quả khảo sát cho thấy người dân và học sinh còn nhầm lẫn về mức độ qúy hiếm của các loài, khi phát hiện các vụ vi phạm phần lớn đều không biết và không nhớ số điện thoại nào để thông báo.
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Quản lý Chương trình Giáo dục Bảo tồn thuộc tổ chức WAR cho rằng: “Các can thiệp nhằm ngăn chặn việc buôn bán tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã trái phép cần hướng vào người sử dụng sản phẩm động vật hoang dã, vì có nhu cầu mua mới có nhu cầu bán. Chính người tiêu dùng đã tạo nhu cầu cho việc săn bắt, buôn bán sản phẩm động vật hoang dã trái phép, khiến các loài bị đe doạ tuyệt chủng.”
Nghị định số 99 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã tăng mức xử phạt hành chính tối đa lên 500 triệu đồng, tăng 17 lần so với Nghị định 159 trước đây. Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng tăng mức xử lý vi phạm các quy định về bảo vệ động, thực vật thuộc danh mục các loài nguy cấp quý hiếm cao nhất là phạt tiền 500 triệu đồng và phạt tù 7 năm. |

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Tinh Tinh chưa phải là loài gần nhất với tổ tiên con người?
Các nghiên cứu về cơ bắp của Bonobo và phát hiện ra chúng liên quan chặt chẽ với con người hơn so với Tinh Tinh thông thường.

Những loài vật có khả năng "thành tinh" trên Trái đất
Trẻ mãi không già, mất đầu cũ - mọc đầu mới, trường sinh bất lão... là những khả năng có 1-0-2 của các loài động vật "sống dai" này.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
