Hòn đảo hình móng ngựa do vụ phun trào 4.000 năm trước

Vụ phun trào dữ dội khiến đỉnh núi lửa Deception sụp xuống thành hõm chảo ngập nước, thậm chí tàu thuyền có thể chạy thẳng vào trong.

Hàng nghìn năm trước, một ngọn núi lửa ở Nam Đại Dương phun lên trời lượng lớn đá vụn và magma, khoảng 30-60km3. Đây là vụ phun trào lớn nhất ở khu vực xung quanh Nam Cực trong 12.000 năm.

Hòn đảo hình móng ngựa do vụ phun trào 4.000 năm trước
Ảnh chụp vệ tinh của đảo Deception tháng 3/2018. (Ảnh: NASA).

Khi buồng chứa magma rỗng, áp suất bên trong núi lửa giảm đột ngột khiến đỉnh núi sụp xuống và tạo thành một hõm chảo. Hõm chảo có đường kính 8-10km. Vụ sụp đổ với quy mô như vậy đủ lớn để gây ra một chuỗi các trận động đất mạnh, các nhà nghiên cứu cho biết. Quá trình này khiến hòn đảo có hình móng ngựa độc đáo.

Năm 1820, khi tiếp cận hòn đảo, nhà thám hiểm Nathaniel Palmer đã đặt tên nó là Deception (Đánh Lừa) vì hình dạng gây nhầm lẫn. Nhìn từ một góc, hòn đảo có vẻ rất bình thường. Nhưng đổi sang góc khác, một lối đi hẹp dẫn vào cảng (hõm chảo ngập nước) sẽ lộ ra.

Deception là một trong hai núi lửa gần Nam Cực vẫn đang hoạt động. Nó đã phun trào hơn 20 lần kể từ thế kỷ 19. Những lần phun trào gần nhất xảy ra vào giai đoạn 1967-1970, trong khi các hoạt động địa chấn mới diễn ra năm 2014-2015. Đây là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới mà tàu thuyền có thể trực tiếp chạy vào giữa một ngọn núi lửa còn hoạt động.

Dù núi lửa nhiều lần phun trào, cảng Foster trên đảo lại được coi là một trong những cảng an toàn nhất Nam Cực vì không có các sông băng lớn. Bước sang thế kỷ 19, ngư dân bắt đầu tới hòn đảo để săn hải cẩu. Đầu thế kỷ 20, khi hải cẩu bị săn đến mức sắp tuyệt chủng, người đi biển chuyển sang săn cá voi ở vịnh Whalers phía đông cảng Foster.

Ngày nay, trên đảo có nhiều trạm nghiên cứu khoa học, dù một số đã bị các hoạt động núi lửa trước đó xóa sổ. Đây cũng là nơi thu hút khách du lịch với bãi biển đẹp, hồ nước nóng và những đàn chim cánh cụt quai mũ đông đúc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Úc hứng mưa đá to bằng quả gôn, cháy rừng giảm nhiệt đôi chút

Úc hứng mưa đá to bằng quả gôn, cháy rừng giảm nhiệt đôi chút

Đúng như dự báo, những trận mưa đá lớn đã ập xuống thành phố Melbourne, bang Victoria, Úc. Ngày 19-1, trên mạng xã hội, người dân xứ chuột túi đã chia sẻ những tấm ảnh chụp những cục đá to bằng quả bóng đánh gôn trút xuống sân nhà họ.

Đăng ngày: 20/01/2020
Nhiệt độ tăng, đàn ông... chết nhiều hơn phụ nữ?

Nhiệt độ tăng, đàn ông... chết nhiều hơn phụ nữ?

Nhiệt độ nóng hơn khiến đàn ông đi bơi, lái xe và uống rượu bia nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn do đuối nước và tai nạn giao thông, theo nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 17/01/2020
Bầu trời đột nhiên tím ngắt ở Arizona

Bầu trời đột nhiên tím ngắt ở Arizona

Ánh đèn từ một trang trại trồng cần sa ở Arizona, Mỹ đã lan rộng khắp bầu trời khiến nhiều người dân lo ngại về ô nhiễm ánh sáng nhưng cũng có nhiều người thích thú với nó.

Đăng ngày: 17/01/2020
Hào quang băng sáng rực quanh Mặt Trời

Hào quang băng sáng rực quanh Mặt Trời

Khoảnh khắc tinh thể băng lơ lửng trong không trung tạo ra hiệu ứng hào quang quanh Mặt Trời lọt vào ống kính nhiếp ảnh gia trên dãy Alps.

Đăng ngày: 15/01/2020
NASA: Khói từ cháy rừng ở Australia bay xa nửa vòng Trái Đất

NASA: Khói từ cháy rừng ở Australia bay xa nửa vòng Trái Đất

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết khói từ những đám cháy lớn ở Australia sẽ sớm lan ra toàn cầu.

Đăng ngày: 15/01/2020
Vì sao không khí Hà Nội ô nhiễm bất thường sáng nay?

Vì sao không khí Hà Nội ô nhiễm bất thường sáng nay?

Sáng 14/1, Hà Nội ghi nhận đợt không khí ô nhiễm nhất trong nhiều tuần. Chỉ số AQI ở mức tím (AQI trên 200, mức rất xấu).

Đăng ngày: 14/01/2020
Phương pháp 50.000 năm tuổi có thể dập tắt cháy rừng Australia

Phương pháp 50.000 năm tuổi có thể dập tắt cháy rừng Australia

Một bí kíp 50.000 năm tuổi của người thổ dân Australia có thể dập tắt đám cháy rừng đang hoàng hành tại quốc gia này.

Đăng ngày: 14/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News