Hòn đảo Nhật quyết định xóa sổ cầy mangut

Nhật Bản tiêu diệt tất cả cầy mangut trên một hòn đảo cận nhiệt đới sau khi loài vật này phớt lờ những con rắn độc chúng cần săn và giết thỏ địa phương nguy cấp.

Khoảng 30 con cầy mangut có khả năng kháng nọc độc được thả trên đảo Amami Oshima, Di sản Thế giới do UNESCO công nhận, vào cuối thập niên 1970 để săn quần thể habu, loài rắn thuộc họ Rắn lục có thể gây chết người, theo AFP. Tuy nhiên, những con rắn chủ yếu hoạt động vào ban đêm khi cầy mangut mải ngủ, vì vậy loài động vật có vú này đã chuyển sang thỏ Amami ở địa phương, khiến số lượng thỏ giảm mạnh.

Hòn đảo Nhật quyết định xóa sổ cầy mangut
Cầy mangut ăn thịt thỏ thay vì săn rắn độc trên đảo Amami Oshima. (Ảnh: AFP).

"Cầy mangut hay hoạt động vào ban ngày nên ít tiếp xúc với rắn habu hoạt động về đêm", một nhà chức trách địa phương cho biết.

Thỏ Amami chỉ sống trên đảo Amami Oshima và một hòn đảo khác, nằm trong danh mục loài nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Trong khi đó, số lượng cầy mangut bùng nổ, tăng lên 10.000 con vào năm 2000. Nhà chức trách Nhật Bản bắt đầu một chương trình tiêu diệt cầy mangut, bao gồm chó đánh hơi được huấn luyện đặc biệt. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố hòn đảo sạch bóng cầy mangut hôm 3/9, gần 25 năm sau khi bắt đầu chương trình và gần 50 năm sau khi đưa ra sáng kiến.

"Đây là tin tức tốt đối với việc bảo tồn hệ sinh thái quý giá trên đảo Amami", thống đốc Koichi Shiota, chia sẻ. "Có nhiều bài học chúng ta nên học hỏi từ tác động lên hệ sinh thái bản xứ mà cầy mangut mang lại, cũng như nỗ lực và chi phí cần thiết để xóa sổ chúng".

Cầy mangut là động vật ăn thịt nhỏ chủ yếu sinh sống ở châu Phi, nhưng cũng phân bố ở phía nam châu Á và châu Âu. Chúng nổi tiếng với những màn tấn công táo bạo nhằm vào các động vật lớn hơn, thường săn thằn lằn, côn trùng và rắn độc. Theo New Scientist, cầy mangut tránh đòn của rắn bằng cách di chuyển rất nhanh. Chúng không bị ảnh hưởng bởi nọc độc rắn do có các thụ thể acetylcholine đặc biệt miễn dịch với chất độc trong nọc.

Hơn 37.000 loài ngoại lai đang lan khắp thế giới từ quê nhà của chúng, gây ra thiệt hại lên tới 400 tỷ USD/năm, theo một báo cáo năm 2023 của Liên Hợp Quốc.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đàn sư tử lao tới tấn công hươu cao cổ

Đàn sư tử lao tới tấn công hươu cao cổ

Những con sư tử trong đàn luân phiên nhảy lên lưng hươu cao cổ để tấn công, nỗ lực hạ gục con mồi to lớn với chiều cao vượt trội.

Đăng ngày: 13/09/2024
Đại bàng vàng đã được con người thuần hóa để thành

Đại bàng vàng đã được con người thuần hóa để thành "trợ thủ" khi đi săn như thế nào?

Đại bàng vàng, biểu tượng của sức mạnh và quyền uy trên bầu trời, từ lâu đã được người dân du mục chinh phục bằng một kỹ thuật thuần hóa cổ xưa mang tên " Ngao Ưng Thuật".

Đăng ngày: 12/09/2024
Lươn chui khỏi bụng cá sau khi bị nuốt

Lươn chui khỏi bụng cá sau khi bị nuốt

Lươn Nhật Bản thành công trườn ngược ra khỏi dạ dày của cá săn mồi, rồi thoát qua khe mang.

Đăng ngày: 11/09/2024
Loài chim cải trang giỏi nhất thế giới: Cả ngày duy trì một tư thế như thể bị đóng băng!

Loài chim cải trang giỏi nhất thế giới: Cả ngày duy trì một tư thế như thể bị đóng băng!

Loài chim này có khả năng ngụy trang vô cùng đỉnh cao, thậm chí chúng còn giả chết khi có kẻ thù phát hiện!

Đăng ngày: 10/09/2024
Những con sói hoang dã đã tiến hóa thành chó nhà như thế nào?

Những con sói hoang dã đã tiến hóa thành chó nhà như thế nào?

Phân tích DNA, định tuổi bằng carbon phóng xạ và các kỹ thuật đo lường tiên tiến đang giúp các nhà khoa học tìm hiểu nguồn gốc của chó và khi nào chúng trở thành bạn thân thiết của con người.

Đăng ngày: 09/09/2024
Bắt gặp loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, cả thế giới chỉ còn 400 con

Bắt gặp loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, cả thế giới chỉ còn 400 con

Loài thú có vú cực hiếm này là một trong những loài khó tìm thấy nhất ở Úc, trên thế giới ước tính chỉ còn lại khoảng 400 cá thể.

Đăng ngày: 09/09/2024
Trăn Miến Điện tham ăn, nuốt chửng trăn gấm to hơn mình

Trăn Miến Điện tham ăn, nuốt chửng trăn gấm to hơn mình

Con trăn Miến Điện dài 3 mét nuốt chửng trăn gấm lớn hơn từ đuôi đến đầu trong hai tiếng.

Đăng ngày: 08/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News