Hướng dẫn chằng chống nhà cửa khi bão về
Người dân có thể bảo vệ nhà cửa chống bão bằng một số biện pháp chằng chống tương đối đơn giản theo video clip ở dưới.
Người dân có thể bảo vệ nhà cửa chống bão bằng một số biện pháp sau:
Dùng các bao cát đóng lỏng có trọng lượng từ 15 - 20kg chặn trên mái nhà.
- Giảm thiểu tốc mái bằng bao cát: Đối với nhà có độ dốc mái lớn, dùng các bao cát đóng lỏng có trọng lượng từ 15 - 20kg, nối với nhau bằng dây và đặt vắt qua mái nhà sao cho các bao cát nằm sát trên đầu tấm lợp hoặc mép tiếp giáp của các tấm lợp. Khoảng cách giữa các bao cát là 1,5m ở vùng giữa mái và 1m ở phần mép mái. Đối với nhà có độc dốc mái nhỏ, làm tương tự như trên nhưng không cần dùng dây nối các bao cát với nhau.
- Giảm thiểu tốc mái tôn, fibroximang bằng thanh nẹp: Đặt lên mái các thanh nẹp cách nhau khoảng từ 1,5 - 2m tại mép chồng lên hai tấm lợp. Đục lỗ tại các đỉnh mút tấm lợp, dùng thép đường kính 2mm buộc thanh nẹp vào xà gồ, đòn tay. Dùng vữa xi măng hoặc keo chống dột để bít lỗ đục tấm lợp.
- Giảm thiểu tốc mái, đổ mái bằng giằng chữ A kết hợp dây neo xuống đất: Với mái nhà tôn, fibroximang, đặt các thanh chặn ngang bằng cây, gỗ, thép lên mái cách nhau khoảng 1m. Đặt tiếp các giằng chữ A, đỉnh chữ A nằm tại nơi tiếp giáp giữa hai mái nhà, cách nhau khoảng 2,5m lên thanh chặn. Cột chặt thanh chặn và thanh giằng bằng dây thép hoặc các loại dây khác, sau đó dùng dây thép hoặc dây thừng, chão neo giằng chữ A vào các cọc cây đóng sâu xuống đất từ 1 - 1,5m.
- Bịt kín cửa và các khe hở chống gió lùa vào nhà: Cài chặt chốt cửa ra vào, cửa sổ neo cửa bằng đòn cây vào từng nhà để phòng gió lùa làm bung cửa. Dán cửa kính bằng băng keo bản rộng để giảm thiểu vỡ kính. Bịt các khe hở giữa đỉnh tường và mái, những lỗ thông gió trên tường, đầu hồi và trên cửa.
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai nhận định, một vấn đề bất lợi trong công tác ứng phó bão số 16 ở các tỉnh Nam Bộ là địa hình bằng phẳng, bão vào có khả năng gây tổn thương vô cùng lớn. Đây cũng là khu vực từ trước đến nay ít phải đối mặt với bão nên các công trình công cộng, dân sinh, đặc biệt là nhà dân có khả năng thích ứng thấp, rất dễ bị tàn phá bởi bão.
- Bí kíp để chủ động ứng phó với cơn bão lớn
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?
Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.
Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.
Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?
Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.
Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.
Đăng ngày: 25/03/2018
Bão Tembin quét qua, nhà giàn DK1 rung lắc
Đêm qua các chiến sĩ nhà giàn DK1 không thể chợp mắt, gồng mình chống bão Tembin với sóng biển cao khoảng 15m, có khi vọt lên 30m.
Đăng ngày: 25/12/2017
Tối nay bão Tembin vào Cà Mau
Đêm qua, bão Tembin đã đi qua đảo Trường Sa và Huyền Trân (Khánh Hòa) với sức gió 100km/h (cấp 11), giật cấp 14; riêng ở trạm DK1/19 gió mạnh hơn hai cấp.
Đăng ngày: 25/12/2017
Bão Tembin sẽ gây sóng cao tới 9 mét khi vào nước ta
Hồi 04 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, cách đào Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 340km về phía Đông.
Đăng ngày: 24/12/2017
Tiêu điểm