Huyết tương là gì? Chức năng của huyết tương

Trong máu gồm có bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Huyết tương có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và nuôi dưỡng cơ thể. Thành phần của huyết tương không nhiều, chủ yếu là nước, vì thế nó có thể được khuếch tán qua thành của mạch máu nhỏ như mao mạch.

1. Huyết tương là gì?

Huyết tương là một chất dịch trong, có màu vàng nhạt đồng thời huyết tương cũng là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 - 65% tổng lượng máu trong cơ thể.

Sinh lý huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý của cơ thể. Sau bữa ăn huyết tương có màu đục và sau khi ăn vài giờ thì sẽ trong hơn và có màu vàng chanh. Nếu đơn vị máu có huyết tương màu đục sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.

Huyết tương là gì? Chức năng của huyết tương
Huyết tương là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu.

2. Thành phần của huyết tương

Huyết tương chứa 90% nước về thể tích, 10% còn lại là các chất tan như protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ,...

  • Protein huyết tương: Huyết tương có chứa rất nhiều protein hòa tan và chiếm 7% về thể tích, trong đó các protein quan trọng nhất là:Albumin: Là loại protein huyết tương phổ biến nhất (3,5-5g/dL máu) và là yếu tố chính gây ra áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) của máu. Các chất chỉ hòa tan một phần hoặc sẽ không hòa tan trong nước được vận chuyển trong huyết tương bằng cách liên kết với albumin.
  • Globulin: Alpha, beta, gamma là những protein hình cầu hòa tan trong huyết tương. Gamma protein có các kháng thể hay immunoglobulin được tổng hợp bởi tương bào.
  • Fibrinogen: Được biến đổi thành fibrin bởi các enzyme liên kết với máu trong quá trình cầm máu. Fibrinogen được tổng hợp, chế tiết ở gan.

Các hợp chất hữu cơ khác:

Các hợp chất hữu cơ khác trong huyết tương gồm: amino acid, vitamin, glucose và một số loại peptide điều hòa lipide và steroid hormone.

Ngoài ra còn có các muối khoáng: muối khoáng chiếm 0.9 g/o về thể tích bao gồm các muối điện li như Na, Ca, K,....

3. Chức năng của huyết tương

Huyết tương giàu tiểu cầu có nhiều tác dụng trong làm đẹp và chữa bệnh

Huyết tương có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, ô xy, hormon, protein.... Mỗi lít huyết tương chứa khoảng 75g protein.

Hợp chất này được chia thành hai loại chính gồm albumin và globulin:

  • Albumin: Cung cấp áp suất thẩm thấu giữa cho phần chất lỏng của máu bên trong các mạch máu, ngăn máu tràn vào các mô và sau đó vào các tế bào. Albumin có thể được xem như một loại xốp hút nước lưu thông, giữ lượng nước cần thiết trong dòng máu.
  • Globulin: Có nhiệm vụ như những kháng thể chống nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, huyết tương còn được tiến hành tách các thành phần của máu ra để truyền cho bệnh nhân theo nguyên tắc “thiếu gì truyền nấy”. Và với sự phát triển của khoa học công nghệ trong y học hiện đại ngày nay, thay vì việc truyền máu toàn phần thì nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại chính là chỉ sử dụng loại chế phẩm máu mà người bệnh cần nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu những tai biến truyền máu.

Trong các chế phẩm máu được dùng trong truyền máu, các chế phẩm chứa huyết tương được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh.

4. Chỉ định truyền huyết tương trong trường hợp nào?

  • Bệnh nhân có giảm một yếu tố đông máu bẩm sinh khi không có chế phẩm chuyên biệt để truyền.
  • Bệnh nhân có ban xuất huyết do giảm tiểu cầu (thrombotic thrombocytopenic purpura) trong khi phải thay huyết tương.
  • Bệnh nhân bị truyền máu khối lượng lớn và có triệu chứng của rối loạn và đang chảy máu.
  • Bệnh nhân bị thiếu antithrombine III khi không có antithrombine III đậm đặc để truyền.
  • Chảy máu cấp kèm giảm toàn bộ yếu tố đông máu.
  • Bệnh lý đông máu do tiêu thụ kèm giảm nặng các yếu tố đông máu.

Ao muối ở ốc đảo trong vắt đến mức mọi người đều có thể nổi trên mặt nước

Vòng tròn khổng lồ xuất hiện bí ẩn trên cánh đồng ngũ cốc

Cận cảnh cỗ xe hoàng gia khảm ngọc thời Tây Chu gần 3.000 tuổi

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Nở 10 phân" khi sinh em bé là gì?

Nếu từng đưa vợ đi sinh em bé thì có thể anh em đã từng nghe cô hộ lý nói “bên này nở 4 phân rồi”, “bên kia mở 8 phân rồi”, “hay quá nở 10 phân rồi”...

Đăng ngày: 09/08/2020
Không chỉ xác nhận huyết thống, xét nghiệm ADN còn dự báo cả nguy cơ bệnh tật và tuổi thọ

Không chỉ xác nhận huyết thống, xét nghiệm ADN còn dự báo cả nguy cơ bệnh tật và tuổi thọ

Phân tích ADN có thể giúp cảnh báo các nguy cơ bệnh tật, việc xem xét các dấu hiệu sức khỏe để tìm các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiên, vì khi đó cơ thể đã bị tổn thương.

Đăng ngày: 08/08/2020
Có 5 vị trí trên cơ thể hay bị đau mỏi nhất: Làm ngay việc này để giảm căng thẳng ở những vùng cơ thể đó

Có 5 vị trí trên cơ thể hay bị đau mỏi nhất: Làm ngay việc này để giảm căng thẳng ở những vùng cơ thể đó

Có 5 vị trí phổ biến mà chúng ta hay bị đau mỏi nhất, đó là cổ, vai, lưng dưới, lưng trên và các đốt ngón tay. Có cách nào giảm căng thẳng, đau mỏi ở những vị trí này không? Câu trả lời là Có.

Đăng ngày: 08/08/2020
Loại đậu

Loại đậu "quốc dân" giúp giảm cân, chống đột quỵ, đặc biệt bổ dưỡng với thai phụ

Nếu sớm biết những lợi ích từ đậu xanh, có lẽ nhiều người sẽ chăm bổ sung nó vào thực đơn mỗi ngày.

Đăng ngày: 07/08/2020
4 loại thực phẩm chỉ ăn khi đã được nấu chín, nếu không bạn sẽ bị ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng

4 loại thực phẩm chỉ ăn khi đã được nấu chín, nếu không bạn sẽ bị ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng

Những loại thực phẩm ôi thiu, nấm mốc là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Không chỉ có vậy, 4 loại thực phẩm này cũng có khả năng “tàn phá” sức khỏe nếu chưa được nấu chín.

Đăng ngày: 07/08/2020
Khoa học chứng minh sự khác biệt khi bạn ăn tối lúc 18 giờ và 22 giờ: Ăn tối càng sớm, sức khỏe càng có lợi đủ đường

Khoa học chứng minh sự khác biệt khi bạn ăn tối lúc 18 giờ và 22 giờ: Ăn tối càng sớm, sức khỏe càng có lợi đủ đường

Nếu tiếp tục ăn bữa tối muộn, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tăng lượng đường trong máu.

Đăng ngày: 06/08/2020
Xét nghiệm PCR là gì?

Xét nghiệm PCR là gì?

Xét nghiệm PCR (Polemerase Chain Reaction, phản ứng chuỗi polymerase) được cho là xét nghiệm có giá trị rất cao và được thực hiện từ trong giai đoạn sớm.

Đăng ngày: 06/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News