Hy hữu khoảnh khắc voi rừng chặn xe ô tô để… gãi ngứa

Một con voi Ấn Độ đã chặn chiếc xe ô tô đang di chuyển ở gần đó và biến chiếc xe này thành công cụ để gãi ngứa.

Thông thường, voi sẽ tìm những thân cây lớn rồi cọ cơ thể vào đó để gãi ngứa. Tuy nhiên, đôi khi loài vật khổng lồ này sẽ tìm những thứ khác để thay thế, chẳng hạn như trường hợp trong đoạn clip dưới đây.

Sự việc xảy ra tại con đường cắt ngang khu bảo tồn thiên nhiên Kabini (Ấn Độ), được một nhân chứng ghi lại, cho thấy khoảnh khắc con voi bất ngờ lao ra đường để chặn một chiếc xe ô tô, sau đó cọ cơ thể vào xe để gãi ngứa.

Có thời điểm, con voi này đã trèo hẳn lên phần đầu xe khiến những người chứng kiến phải rùng mình, hoảng sợ.

May mắn, động cơ chiếc xe vẫn có thể hoạt động được bình thường và tài xế đã tranh thủ cơ hội lúc con voi không chú ý đã nhanh chóng lùi xe để bỏ chạy. Bản thân con voi cũng không hề truy đuổi theo chiếc xe đang bỏ chạy.

Chiếc xe đã hư hại nghiêm trọng sau khi bị con voi "hành hạ", nhưng không có ai bị thương trong vụ việc này.

Đoạn clip đã nhanh chóng gây sốt sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, thu hút hơn 2,5 triệu lượt xem và hàng ngàn lượt bình luận. Nhiều cư dân mạng cho biết họ vừa cảm thấy sợ, nhưng cũng cảm thấy rất hài hước sau khi xem đoạn clip.

Hy hữu khoảnh khắc voi rừng chặn xe ô tô để… gãi ngứa
Con voi xuất hiện trong đoạn clip là một cá thể voi Ấn Độ trưởng thành.

"Không biết tôi sẽ phải làm gì khi rơi vào trường hợp này nhỉ? Có lẽ chỉ biết ngồi cầu nguyện cho đến khi con vật rời đi mà thôi. Thật là đáng sợ nhưng cũng không kém phần hài hước", một người dùng Twitter bình luận.

Con voi xuất hiện trong đoạn clip là một cá thể voi Ấn Độ trưởng thành. Có kích thước nhỏ hơn voi châu Phi, những con voi Ấn Độ trưởng thành có thể cao từ 2 đến 3,2m và nặng từ 2 đến 5 tấn. Voi cái thường nhỏ hơn voi đực và có thể có ngà hoặc không.

Voi Ấn Độ là loài động vật ăn cỏ và có khả năng tiêu thụ 150kg thực vật mỗi ngày.

Hiện voi Ấn Độ đang dần bị mất môi trường sống do con người lấn chiếm rừng để sinh sống, làm đường hoặc trồng cây nông nghiệp… điều này đã dẫn đến nhiều vụ đụng độ giữa voi và người. Nạn săn bắn voi để lấy ngà cũng khiến cho số lượng voi Ấn Độ ngày càng suy giảm.

Từ năm 1986, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã xếp voi Ấn Độ vào danh sách các loài đang gặp nguy cấp cần được bảo tồn vì số lượng ngày càng giảm sút.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Linh dương impala vùng vẫy giành giật sự sống trong

Linh dương impala vùng vẫy giành giật sự sống trong "nanh" sư tử

Cũng giống như một xã hội thu nhỏ, thế giới hoang dã có trật tự của nó và được thiết lập bởi những kẻ đi săn mạnh mẽ.

Đăng ngày: 12/10/2022
Bắt sống con trăn gấm dài hơn 4m đang quấn chặt một con khỉ tại bán đảo Sơn Trà

Bắt sống con trăn gấm dài hơn 4m đang quấn chặt một con khỉ tại bán đảo Sơn Trà

Con trăn gấm dài hơn 4m vừa được tìm thấy khi vô tình đi kiếm ăn sát khu vực bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng).

Đăng ngày: 11/10/2022
Top 4 “bậc thầy thao túng” trong thế giới các loài

Top 4 “bậc thầy thao túng” trong thế giới các loài

Trong thế giới của chúng ta cũng có nhiều loài có khả năng thao túng loài khác để phục vụ cho mục đích của chúng. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những loài nào nhé!

Đăng ngày: 11/10/2022
Vì sao chú rùa 2 đầu lại có tới 2

Vì sao chú rùa 2 đầu lại có tới 2 "nhân cách"?

Đây là câu chuyện mới về một chú rùa 2 đầu hiện đang sống ở Thụy Sĩ.

Đăng ngày: 11/10/2022
Đại bàng Martial sải cánh khuất phục lợn rừng

Đại bàng Martial sải cánh khuất phục lợn rừng

Đại bàng Martial là loài đại bàng lớn nhất châu Phi. Ở trên cùng của chuỗi thức ăn, nếu trong tình trạng khỏe mạnh, đại bàng Martial không có kẻ thù tự nhiên.

Đăng ngày: 11/10/2022
Sư tử đang đi săn phải vội vã bỏ chạy khi gặp con vật này

Sư tử đang đi săn phải vội vã bỏ chạy khi gặp con vật này

Không phải cuộc đi săn nào của sư tử cũng thành công, đặc biệt là khi chúng đụng độ những loài vật có vũ khí tự vệ hiệu quả.

Đăng ngày: 10/10/2022
Rắn hổ mang phun nọc vào mặt có bị nhiễm độc?

Rắn hổ mang phun nọc vào mặt có bị nhiễm độc?

Vết cắn của rắn hổ mang có thể gây chết người nếu không được xử lý nhanh, nhưng nếu phun nọc độc vào mặt vẫn bị đau đớn, sưng tấy và tổn thương da.

Đăng ngày: 10/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News