Hy vọng mới trong cuộc chiến chống lại virus Ebola

Một liều vắc xin ChAd3 có thể giúp các con khỉ trong phòng thí nghiệm miễn dịch với virus Ebola trong thời gian ngắn và một liều nhắc lại sẽ có tác dụng dài hơi hơn.

>>> Thử nghiệm thành công thuốc điều trị Ebola trên khỉ đuôi ngắn

Đây là kết luận của nhóm các nhà khoa học Trung tâm Nghiên cứu vắc xin thuộc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia của Mỹ (NIAID), công bố trên tạp chí Nature Medicine ra ngày 7/9.

Các nhà nghiên cứu đã tiêm vắc xin ChAd3 cho một nhóm khỉ và 5 tuần sau tiêm một liều virus Ebola cho chúng.


Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ giúp bệnh nhân nghi nhiễm Ebola tại bệnh viện Elwa ở Monrovia, Liberia ngày 7/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Một số sau đó được tiêm nhắc lại một liều vắc xin mới. Kết quả là 4 con khỉ được tiêm một liều vắc xin duy nhất có khả năng miễn dịch khi bị nhiễm Ebola, nhưng tác dụng phòng ngừa giảm dần trong thời gian sau đó. Sau 10 tháng thì chỉ 2 con có khả năng miễn dịch.

Trong khi đó, 4 con khỉ được tiêm mũi ban đầu và mũi nhắc lại sau 8 tuần đều có khả năng miễn dịch hoàn toàn trong 10 tháng kể từ ngày tiêm mũi đầu tiên.

NIAID tuyên bố là đơn vị đầu tiên phát triển vắc xin có khả năng phòng bệnh lâu dài đối với Ebola, virus cho tới nay đã cướp đi 2.097 sinh mạng trong tổng số 3.944 trường hợp nhiễm bệnh, chủ yếu ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.

Bà Nancy Sullivan thuộc trung tâm nói trên cho biết vắc xin mới được bào chế dựa trên virus ChaAd3 ở tinh tinh. Họ dùng virus này làm tác nhân truyền ADN của Ebola vào các tế bào người.

Bản thân các mảnh ADN này không truyền bệnh nhưng thúc đẩy tế bào của người nhận vắc xin chấp nhận Ebola và phát triển khả năng miễn dịch với virus này. Liều nhắc lại dùng tác nhân khác là virus gây bệnh đậu mùa.

Ngày 28/8 vừa qua, NIAID thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm ChAd3 trên người vào đầu tháng Chín sau khi có kết quả nghiên cứu khả quan ở khỉ. Dự tính sẽ có kết quả các thử nghiệm này vào cuối năm nay.

Nếu được thông qua, vắc xin mới sẽ giúp phòng bệnh hữu hiệu cho người dân ở các ổ dịch hoặc những người bị phơi nhiễm vì nghề nghiệp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News