IBM ra mắt máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới
Máy tính lượng tử Osprey có số lượng qubit nhiều gấp 3 lần máy tính giữ kỷ lục trước đó là Eagle của IBM năm ngoái.
Bộ xử lý lượng tử Osprey 443 qubit của IBM. (Ảnh: IBM)
Công ty IBM công bố bộ xử lý lượng tử mạnh nhất nhằm "xử lý những vấn đề chưa được giải quyết trước đây", Silicon Republic hôm 9/11 đưa tin. Bộ xử lý Osprey 433 qubit (đơn vị của thông tin lượng tử) của IBM mạnh hơn bất kỳ bộ xử lý cùng loại nào trước đây và mạnh gấp hơn 3 lần phiên bản công ty giới thiệu năm ngoái là Eagle (127 qubit). Cỗ máy có tiềm năng chạy những phép toán lượng tử phức tạp vượt ngoài khả năng tính toán của máy tính thông thường. IBM cho biết số lượng bit cần thiết để biểu thị một trạng thái trên Osprey vượt xa toàn bộ số lượng nguyên tử trong vũ trụ.
Tiến sĩ Darío Gil, phó chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu ở IBM, cho biết công ty sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cấp công nghệ lượng tử thông qua phần cứng, phần mềm và tích hợp dữ liệu để đáp ứng những thách thức lớn nhất. Theo ông, cỗ máy sẽ đặt nền tảng cho kỷ nguyên sắp tới của siêu máy tính lượng tử.
Osprey được giới thiệu tại Hội nghị lượng tử IBM thường niên diễn ra hôm 9/11. Tại đây, công ty công bố hàng loạt sản phẩm mới phát triển trong lĩnh vực lượng tử, từ cập nhật phần mềm tới xử lý giảm tiếng ồn ở máy tính lượng tử. IBM cũng thông báo hợp tác với Vodafone để khám phá an ninh mạng an toàn lượng tử. Máy tính lượng tử là lĩnh vực công nghệ mới nổi, có nhiều ứng dụng rộng rãi bao gồm mã hóa, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, mô hình tài chính và thậm chí phát hiện vật liệu điện tử mới.
Theo Jay Gambetta, phó chủ tịch IBM Quantum, Osprey là bộ xử lý lượng tử lớn nhất từ trước tới nay. Giống như phiên bản tiền nhiệm Eagle, Osprey bao gồm cáp đa tầng để cung cấp sự linh hoạt cho bộ định tuyến và bố trí thiết bị, đồng thời tích hợp chức năng lọc giúp giảm tiếng ồn và tăng độ ổn định. "Chúng tôi cũng giới thiệu hệ thống điều khiển thế hệ thứ 3, có thể điều khiển 400 qubit trên một dàn ở chi phí thấp hơn các thế hệ trước", Gambetta chia sẻ.

Pin mặt trời với lớp hấp thụ ánh sáng bằng 1/1.000 sợi tóc
Pin mặt trời mới có lớp vật liệu hấp thụ ánh sáng siêu mỏng, chịu được bức xạ, có tiềm năng dùng cho vệ tinh và tàu vũ trụ.

Xe đạp điện gấp có thể chạy 120km sau một lần sạc
Công ty Hong Kong phát triển mẫu xe đạp điện chịu được trọng tải tối đa 120kg với hai bộ pin cho phạm vi hoạt động lớn.

Tương lai, "robot nông dân" sẽ lấy hết việc của con người?
Một start-up công nghệ của Israel đã phát triển thành công một hệ thống " công nhân robot" có khả năng thay thế hoàn toàn con người trong việc thu hoạch trái cây khi vào vụ.

Phát triển thành công vật liệu giống nhựa có khả năng dẫn điện tốt
Các nhà khoa học tại Trường Đại học Chicago (Mỹ) đã phát hiện cách tạo ra một vật liệu có thể giống như nhựa, nhưng dẫn điện tương tự kim loại.

Ra mắt giày đi bộ nhanh nhất thế giới
Công ty khởi nghiệp Shift Robotics giới thiệu mẫu giày Moonwalker có thể giúp người đeo tăng 250% tốc độ đi bộ nhờ thuật toán AI.

Phương pháp mới sản xuất "nam châm vũ trụ", không cần đến đất hiếm
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một phương pháp mới tiềm năng để chế tạo nam châm hiệu suất cao được sử dụng trong tuabin gió và ô tô điện mà không cần đến nguyên tố đ
