Ig Nobel 2019 trao cho nghiên cứu dạy bác sĩ phẫu thuật như dạy thú

Ig Nobel, giải "Nobel nhái" dành cho những phát minh kỳ lạ, vừa được trao cho một nghiên cứu về biện pháp đào tạo bác sĩ phẫu thuật cũng dễ như huấn luyện thú nuôi.

Danh sách những người được trao Ig Nobel 2019 còn có hai nhà nghiên cứu người Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ vì đã phát hiện được nước nào có tờ tiền dính nhất.

Ngoài ra, giải thưởng "Nobel nhái" năm nay còn có nhà khoa học Italy với công trình khẳng định ăn pizza có lợi cho sức khỏe, một kỹ sư Iran vừa đăng ký phát minh tại Mỹ cho máy thay tã lót, một nhà hóa học Nhật Bản đo được trung bình mỗi ngày trẻ 5 tuổi chảy từ miệng bao nhiêu nước dãi.


Ig Nobel có sự tham dự của nhiều nhà khoa học từng đoạt giải "Nobel thật" gồm Rich Roberts (Nobel Y học năm 1993), Eric Maskin (Nobel Kinh tế năm 2007), và Jerome Friedman (Nobel Vật lý năm 1990). (Ảnh: AP).

Công trình gây sốc nhất trong đợt trao giải năm nay có lẽ là nghiên cứu của Karen Pryor, Theresa McKeon và I. Martin Levy.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng những kỹ thuật chung được dành cho huấn luyện động vật, được gọi là huấn luyện điều kiện hóa kết quả hay huấn luyện hành vi bằng máy bấm, có thể được áp dụng để đào tạo bác sĩ phẫu thuật.

Với giả thuyết này, những thiết bị bấm tạo ra âm thanh tí tách thường được dùng để huấn luyện thú nuôi có thể áp dụng để củng cố các "hành vi tích cực" ở bác sĩ phẫu thuật tập sự.

"Theo truyền thống, những bác sĩ phẫu thuật nhiều kinh nghiệm sẽ kèm cặp các bác sĩ trẻ hơn và họ thường xuyên làm học trò khốn khổ", Pryor nói cách đào tạo này tạo căng thẳng cho bác sĩ trẻ và dẫn đến tâm lý sợ thất bại.


Nhà khoa học Shigeru Watanabe của Nhật Bản được tặng giải Ig Nobel Hóa học với nghiên cứu đo lượng nước miếng trung bình trong một ngày của trẻ 5 tuổi. (Ảnh: AP).

"Với phương pháp của chúng tôi, họ có thể học cách sử dụng công cụ một cách tự tin và bình tĩnh hơn, trở thành những con người dễ chịu hơn", bà cho biết.

Công trình của Pryor và các công sự là một nghiên cứu khoa học bài bản. Nó đã được đăng tải trên tạp chí Phẫu thuật Xương khớp và Nghiên cứu Tương tự vào năm 2015.

Quá trình thực nghiệm cho thấy bác sĩ được đào tạo bằng phương pháp của họ thực hiện các ca phẫu thuật với độ chính xác cao hơn.

Ig Nobel là giải thưởng thường niên dành cho những nghiên cứu lạ lùng và khó tin. Buổi lễ trao giải lần thứ 29 được tổ chức tại Đại học Harvard với người trao giải là những nhà khoa học từng đoạt giải "Nobel thật".

Những người tham gia đều vui vẻ với những trò đùa hài hước truyền thống của sự kiện.


Khán giả ném máy bay giấy lên sân khấu là một trong nhiều trò đùa hài hước đã trở thành truyền thống của Ig Nobel. (Ảnh: AP).

Người thắng giải được trao tặng số tiền thưởng 10.000 tỷ đô-la Zimbabwe, đồng tiền vốn đã chẳng còn giá trị sau khi đất nước châu Phi rơi vào siêu lạm phát.

Mỗi người được phát biểu nhận giải trong vòng 1 phút. Khi hết thời gian cho phép, một bé gái 8 tuổi sẽ khóc lóc vào bảo: "Cháu chán quá rồi, làm ơn dừng nói đi".

Buổi lễ năm nay còn có một phần tưởng nhớ dành cho nhà khoa học Roy Glauber, từng giành được giải Nobel vật lý năm 2005. Ông vừa qua đời vào tháng 12/2018 ở tuổi 93.

Glauber nổi tiếng với khiếu hài hước và khiêm tốn. Ông là một gương mặt thân thuộc tại các buổi lễ Ig Nobel trong nhiều năm và luôn ở lại vào cuối chương trình để phụ quét dọn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News