Indonesia dùng đá sinh học bảo vệ san hô

Các nhà sinh thái học Indonesia áp dụng công nghệ đơn giản để tạo ra đá sinh học dưới đáy biển, nhằm bảo vệ các rạn san hô.

  • Diệt sao biển gai để bảo vệ san hô
  • Mỹ-Indonesia bảo vệ đa dạng sinh học tam giác san hô

Dùng đá sinh học bảo vệ san hô

Cấu trúc bằng thép được đặt dưới đáy biển bên các rạn san hô, kết nối với một dòng điện nhỏ, phản ứng với khoáng chất có trong nước biển theo nguyên lý điện phân và hình thành một lớp đá vôi quanh các thanh thép. Kết cấu này sẽ bảo vệ các rạn san hô đã và đang bị hư hỏng do hoạt động của con người như sử dụng lưới và thuốc nổ để đánh bắt cá, hay chương trình du lịch.

Indonesia dùng đá sinh học bảo vệ san hô
Phương pháp bảo vệ bằng kết cấu thép có thể bảo vệ san hô và các sinh vật biển khác (Ảnh: Science Photo Library)

Khi phát hiện san hô hư hỏng, thợ lặn sẽ đưa chúng đến nơi đặt đá sinh học. Delphine Robbe, quản lý tổ chức điều hành dự án Gili Eco Trust, cho biết san hô ở đây sẽ hồi phục nhanh hơn 20 lần và có cơ hội sống sót cao hơn 50 lần. Sau khi được chữa lành hoàn toàn, san hô được đưa trở về vị trí cũ.

Ngoài tác dụng bảo tồn san hô, đá sinh học có thể trở thành nơi trú ẩn cho sinh vật biển khác như tôm hùm và cá con. Chúng còn tránh xòi mòn và bảo vệ bờ biển bằng cách làm lắng đọng cát, ngăn cát bị cuốn ra ngoài theo sóng. Trong vài năm qua, một số phần của bờ biển đã mở rộng khoảng 15 m nhờ tác dụng này. Đá nhân tạo cũng chứng minh được khả năng đứng vững trước thảm họa thiên nhiên như sóng thần.

Dự án bắt đầu cách đây hơn 10 năm và hiện có 111 hệ thống quanh ba hòn đảo phía tây bắc đảo Lombok, Indonesia. Theo BBC, các nhà khoa học đang nghiên cứu phương án khai thác năng lượng thủy triều. Khi đó, các tuabin biển đóng vai trò như tuabin gió ở dưới nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News