Indonesia phát triển bã cà phê thành vật liệu tạo pin xe điện
Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Kỹ thuật, Luyện kim và Vật liệu ở Đại học Indonesia vừa phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.
Bã cà phê có thể dùng tạo pin xe điện. (Ảnh: Jakarta Post).
Các nhà nghiên cứu Indonesia cho biết, bã cà phê được xử lý thành một phần của vật liệu than chì (graphene) có tính dẫn điện, sau đó trộn với hợp chất titanium dioxide tạo ra pin Lithium titanate (LTO) – là một loại pin Lithium-ion có độ ổn định, an toàn hoạt động cao.
Trong khi đó, bã gáo dừa được dùng để chế thành than hoạt tính, bổ sung vào phần cực dương của pin xe điện Lithium-ion. Các vật liệu này giúp pin nhẹ hơn và có thời gian sạc nhanh hơn. Pin Lithium-ion (gồm pin LTO) đang được sử dụng trong nhiều sản phẩm hiện đại, gồm xe máy điện, ô tô điện, điện thoại thông minh, máy tính xách tay, robot công nghiệp…
Anh Bambang Priyono, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết ý tưởng sử dụng bã cà phê để làm pin Lithium-ion được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu thấy rất nhiều chất chất thải bã cà phê bị bỏ phí từ các lô cà phê không sử dụng. Sau khi nghiên cứu chất thải này, họ phát hiện bã cà phê có thể chuyển thành than chì dẫn điện cho pin LTO. Theo nghiên cứu, sử dụng bã cà phê không chỉ có lợi về mặt kinh tế mà còn đảm bảo về môi trường, do việc đun nóng bã cà phê dùng tạo pin không cần nguồn nhiệt quá lớn so với các vật liệu bình thường khác.
Indonesia là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới với sản lượng bình quân hàng năm khoảng 600.000 tấn và tổng diện tích trồng cà phê hơn 1,3 triệu héc-ta. Trong bối cảnh Indonesia đang phát triển ngành xe điện và đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới, nghiên cứu đưa bã cà phê vào thành phần tạo pin Lithium – ion có thể trở thành một dự án khả thi, mang tính tiết kiệm.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?
