Kính không vỡ lấy cảm hứng từ bánh socola chip
Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế phát triển loại kính chống nứt vỡ, có thể dùng để sản xuất đèn LED, điện thoại và màn hình TV.
Loại kính tổng hợp mới có thể ứng dụng để tạo màn hình kháng khuẩn tự phát sáng với chất lượng hình ảnh cao cho các thiết bị điện tử và có chi phí sản xuất tương đương kính tối tân nhất hiện nay. Nhóm nghiên cứu gồm 27 chuyên gia người Australia, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Slovenia và Mỹ công bố phát hiện trên tạp chí Science hôm 29/10.
Các nhà nghiên cứu sử dụng loại kính mới để tạo bóng đèn. (Ảnh: SCMP)
Trưởng nhóm nghiên cứu Hou Jingwei, kỹ sư hóa học ở Đại học Queensland, Australia, cho biết khi chuyển mẫu vật kính cho cộng sự trên khắp thế giới, ông không cần dán nhãn hàng dễ vỡ. "Vật liệu được chế tạo từ khoáng chất kẽm. Australia là một trong những nhà xuất khẩu quặng kẽm lớn nhất thế giới với giá bán 100 USD/tấn. Chúng tôi có thể biến đổi quặng kẽm thành vật liệu thủy tinh dễ dàng mà không cần dung môi độc hại. Chúng tôi sử dụng tinh thể nano perovskite giống như mẩu socola trong bánh quy", Hou chia sẻ.
Perovskite là vật liệu có thể chuyển ánh sáng thành năng lượng điện nhưng cực nhạy với ánh sáng, nhiệt độ, không khí và nước. Nhóm nghiên cứu phát triển quá trình bọc hoặc liên kết tinh thể nano trong kính xốp để ổn định vật liệu và tăng hiệu suất.
Theo Hou, dự án hai năm bắt đầu vào một buổi trà chiều tại Đại học Cambridge. Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra với loại kính mới khi rơi, Hou trả lời vật liệu này giống như miếng xốp rửa bát. "Khi bạn ấn xuống, nó bị nén lại. Nhưng khi bạn thả tay ra, nó sẽ trở về hình dáng và trạng thái ban đầu", Hou nói.
Do đặc tính biến đổi ánh sáng thành năng lượng điện của perovskite, loại kính mới cũng có thể sạc điện cho các thiết bị bằng cách hấp thụ ánh sáng từ môi trường. Vật liệu có tiềm năng sử dụng như phim X-quang, cung cấp độ phân giải cao hơn. Nó cũng có thể giúp màn hình thiết bị điện tử khỏi bị nứt vỡ, từ đó giảm bớt chi phí sửa chữa, tái chế và tác động tới môi trường.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
