Indonesia "xóa sổ" con sông dơ nhất thế giới

Hàm lượng chì trong nước sông Citarum cao hơn tiêu chuẩn an toàn cho nước uống của Mỹ đến 1.000 lần, nhưng 30 triệu người vẫn phải dựa vào nó để tưới tiêu, giặt giũ, uống.

Indonesia xóa sổ con sông dơ nhất thế giới
Rác thải bị đổ ra sông Citarum ngày 5/2 - (Ảnh: AFP).

Chính quyền Indonesia đang đặt mục tiêu đến năm 2025 có thể cải tạo nước con sông Citarum đang ô nhiễm nghiêm trọng thành có thể uống được.

Hãng thông tấn AFP ngày 2/3 đưa tin Citarum đã được Ngân hàng Thế giới "phong tặng" danh hiệu con sông ô nhiễm nhất thế giới với hàm lượng chì cao hơn tiêu chuẩn an toàn cho nước uống của Mỹ đến 1.000 lần.

Hiện tại, có khoảng 30 triệu người đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm này để tưới tiêu, giặt giũ và thậm chí để uống.

Nước sông Citarum bắt đầu ô nhiễm từ những năm 1980 khi người ta xây dựng một khu công nghiệp ở Majalaya, cách Jakarta 170km về phía đông, khiến 280 tấn chất thải công nghiệp được xả xuống sông mỗi ngày, cùng với đó là rác thải sinh hoạt của người dân.

Từ tháng 1 năm nay, Jakarta đã tuyên bố sẽ xử lý nghiêm, thậm chí thu hồi giấy phép hoạt động những công ty vi phạm quy định xử lý chất thải. Ngoài ra, chính quyền cũng sẽ lắp camera dọc sông để kiểm soát tình trạng vứt rác bừa bãi, đồng thời triển khai nạo vét làm sạch lòng sông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018

"Bom bão" tấn công các bang bờ Đông nước Mỹ

"Bom bão" đang hoành hành khiến các bang bờ Đông nước Mỹ hứng chịu gió to, mưa lớn và ngập lụt nặng, với dự báo tình hình sẽ tồi tệ thêm trong những ngày tới.

Đăng ngày: 03/03/2018
Châu Âu giá rét khủng khiếp, chim bói cá chết cứng khi xuống nước săn mồi

Châu Âu giá rét khủng khiếp, chim bói cá chết cứng khi xuống nước săn mồi

Trong những hình ảnh thời tiết tồi tệ ảnh hưởng đến khắp châu Âu, một con chim bói cá được phát hiện đông cứng dưới mặt nước phía Bắc Amsterdam.

Đăng ngày: 03/03/2018
Kỳ thú hồ băng màu xanh lơ khổng lồ

Kỳ thú hồ băng màu xanh lơ khổng lồ

Thông thường, cư dân quanh eo Mackinac bắt gặp một vài tảng băng xanh lơ nhỏ trôi trên mặt hồ vào mùa đông hằng năm.

Đăng ngày: 02/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News