Iran lần đầu tiên phóng thành công cùng lúc 3 vệ tinh lên vũ trụ
Vệ tinh lớn nhất có tên gọi Mahda được phóng đi nhằm kiểm tra độ chính xác của tên lửa Simorgh; trong khi đó, hai vệ tinh nhỏ hơn có nhiệm vụ kiểm tra kết nối băng thông hẹp và công nghệ định vị.
Tên lửa đẩy 2 tầng Simorgh mang theo 3 vệ tinh rời bệ phóng tại địa điểm không xác định ở Iran ngày 28/1/2024. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Truyền thông nhà nước Iran đưa tin, ngày 28/1, nước này đã lần đầu tiên phóng thành công cùng lúc 3 vệ tinh, sử dụng tên lửa đẩy 2 tầng Simorgh (Phoenix) do Bộ Quốc phòng phát triển.
Cụ thể, một vệ tinh nặng 32kg cùng 2 vệ tinh nhỏ, mỗi vệ tinh có trọng lượng dưới 10kg đã được phóng lên quỹ đạo tối thiểu 450km so với mặt đất.
Vệ tinh lớn nhất có tên gọi Mahda do Cơ quan Vũ trụ Iran phát triển, được phóng đi nhằm kiểm tra độ chính xác của tên lửa Simorgh trong việc phóng cùng lúc nhiều thiết bị.
Trong khi đó, hai vệ tinh nhỏ hơn có nhiệm vụ kiểm tra kết nối băng thông hẹp và công nghệ định vị.
Tháng trước, Iran đã phóng vệ tinh Soraya lên quỹ đạo, sử dụng tên lửa do lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo phát triển.
Trước những quan ngại của các nước phương Tây rằng công nghệ phát triển thiết bị phóng của Iran có thể được sử dụng để phát triển các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm xa, ngày 27/1, Tehran tái khẳng định nước này có quyền hợp pháp về phát triển công nghệ vũ trụ vì mục đích hòa bình.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường
Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.
