Johannes Hevelius - Người đầu tiên vẽ bản đồ Mặt trăng

Nhà thiên văn học người Đức Johannes Hevelius đã sử dụng kính hiển vi để lập bản đồ chi tiết đầu tiên về vệ tinh tự nhiên của Trái đất.

Chỉ với một thước đo độ và vòng ngắm chuẩn, Hevelius biên soạn danh mục hơn 1.500 ngôi sao với độ chính xác chưa từng có. Đó là bản đồ thiên thể toàn diện nhất ở thời kỳ đó. Tuy nhiên, thông qua sử dụng kính hiển vi, Hevelius được biết tới như "cha đẻ của bản đồ Mặt trăng". Ông đã tạo ra bản đồ chi tiết đầu tiên về Mặt trăng, ghi lại mọi miệng hố, sườn dốc và thung lũng mà ông có thể quan sát được bằng kính hiển vi.

Hevelius sinh năm 1611 ở Danzig, Ba Lan. Cha Hevelius sở hữu một nhà máy bia phát đạt và muốn con trai trở thành thương nhân giống ông. Năm 19 tuổi, Hevelius theo học luật ở Đại học Leiden. Hevelius quay lại Gdańsk năm 1634 và trở thành người nấu bia nhưng thầy giáo toán học của ông là Peter Krüger đã truyền cảm hứng để ông theo đuổi ngành thiên văn học.

Johannes Hevelius - Người đầu tiên vẽ bản đồ Mặt trăng
Bề mặt Mặt trăng trong bản thảo của Hevelius. (Ảnh: Amusing Planet)

Năm 1641, Hevelius xây dựng một đài quan sát trên mái ba ngôi nhà liền kề mà ông sở hữu ở Gdańsk. Ông sắm nhiều thiết bị tối tân cho đài quan sát, bao gồm kính viễn vọng Kepleria lớn có tiêu cự 46 m. Đài quan sát này có tên Sternenburg nghĩa là "Lâu đài sao", và trở thành một trong những đài quan sát tốt nhất châu Âu thời đó, từng đón vua Ba Lan John III Sobieski và nhà thiên văn học người Anh Edmond Halley.

Một trong những công trình lớn đầu tiên của Hevelius là bản đồ Mặt trăng. Thông qua quan sát với kính hiển vi, Hevelius dành vô số đêm để vẽ bề mặt Mặt trăng, tương tự Galileo trước đó 4 thập kỷ, nhưng chất lượng công trình của Hevelius vượt xa nhà thiên văn học người Italy. Khi Hevelius gửi bản vẽ cho bạn ông là Peter Gassendi, nhà thiên văn học ở Paris, Gassendi ấn tượng tới mức khích lệ bạn mình tiếp tục dự án.

Hevelius tiếp tục lập bản đồ Mặt trăng, tạo ra bản khắc đồng cho mọi bản thảo. Sau 5 năm, ông tạo ra khoảng 40 bản khắc. Chúng tạo thành bản đồ chi tiết chính xác đầu tiên về bề mặt Mặt trăng. Hevelius công bố công trình dưới tên Selenographia.

Hevelius cũng đặt tên cho hàng chục địa hình trên Mặt trăng. Nhưng phần lớn tên gọi trở nên lỗi thời do dựa theo địa lý trên Trái đất và bị thay thế sau đó. Tuy nhiên, một số tên gọi vẫn được sử dụng ngày nay như cách dùng từ "Alps" để chỉ những ngọn núi ở Mặt trăng.

Năm 1679, một trận hỏa hoạn ở nhà riêng và đài quan sát đã thiêu rụi tất cả thiết bị và sách của Hevelius. Tuy nhiên, con gái của Hevelius giữ được danh mục các ngôi sao Catalogus Stellarum Fixarum. Bản thảo này đang được lưu giữ tại Đại học Brigham Young. Hevelius qua đời năm 1687.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời u tối ít ai biết của nàng Mona Lisa đời thật

Cuộc đời u tối ít ai biết của nàng Mona Lisa đời thật

Nàng Mona Lisa với nụ cười bí hiểm trong tranh Leonardo da Vinci có cuộc đời được cho là không mấy vui vẻ.

Đăng ngày: 01/11/2021
Tàu ngầm Komsomolet: Từ niềm tự hào Liên Xô tới thảm kịch rò rỉ phóng xạ

Tàu ngầm Komsomolet: Từ niềm tự hào Liên Xô tới thảm kịch rò rỉ phóng xạ

Tàu ngầm Komsomolets mang theo những kỳ vọng của Liên xô để phá vỡ mọi kỷ lục, nhưng chính điều này đã khiến nó vượt quá giới hạn cho phép, để rồi thảm kịch xảy ra.

Đăng ngày: 31/10/2021
Thương hiệu vang bóng một thời ở Việt Nam:

Thương hiệu vang bóng một thời ở Việt Nam: "Cha đẻ" của Cao Sao Vàng nổi tiếng là ai?

Mặc dù gắn với nhiều thế hệ người Việt, là một sản phẩm thông dụng, thế nhưng ít ai biết người đầu tiên tạo ra dầu cù là Cao Sao Vàng là ai?

Đăng ngày: 23/10/2021
Herbert Nitsh - Người lặn sâu nhất thế giới mà không cần bình oxy

Herbert Nitsh - Người lặn sâu nhất thế giới mà không cần bình oxy

Được mệnh danh là “người lặn sâu nhất thế giới mà không cần bình oxy”, Herbert Nitsch, công dân Áo đã xuống đến độ sâu 253,2m ổ vùng biển Spetses, Hy Lạp hồi tháng 6/2007.

Đăng ngày: 18/10/2021
Câu chuyện về cây cầu hoàn hảo nhưng vô dụng nhất thế giới

Câu chuyện về cây cầu hoàn hảo nhưng vô dụng nhất thế giới

Đó là cây cầu Puente Sol Naciente (Cầu mặt trời mọc), ở Choluteca, Honduras. Nó không có đường đến, cũng không có đường đi, nó nằm ở kế bên con sông mà mình cần bắc qua.

Đăng ngày: 12/10/2021
Người phụ nữ đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển

Người phụ nữ đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển

Jeanne Baret, nhà thực vật học, được sinh ra trong thời đại mà mọi khám phá khoa học hầu như là đặc quyền của nam giới.

Đăng ngày: 05/10/2021
James Maxwell - Nhà vật lý học vĩ đại bị quên lãng

James Maxwell - Nhà vật lý học vĩ đại bị quên lãng

Nhà vật lý học với cái tên khá xa lạ này thực ra chỉ đóng góp một phần nhỏ như giải thích nguyên lý của sóng radio, các thỏi nam châm và sự sạc pin. Thế nhưng, vì sao ông lại vĩ đại đến vậy?

Đăng ngày: 04/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News