Kế hoạch đưa con người sống dưới đáy biển đặc biệt cỡ nào?

DEEP có trụ sở tại Anh đang phát triển hệ thống Sentinel, cho biết  một môi trường sống dưới nước có thể được cấu hình lại theo module sẽ cho phép con người sống ở độ sâu 200m trong 28 ngày.

DEEP, công ty công nghệ đại dương có trụ sở tại Anh, đã mua địa điểm lặn đóng cửa làm trung tâm nghiên cứu và tiết lộ sứ mệnh "biến con người thành thủy sinh".

Kế hoạch đưa con người sống dưới đáy biển đặc biệt cỡ nào?
Mô hình các module cho phép con người sống 28 ngày ở độ sâu 200m.

Nền tảng của kế hoạch này là một môi trường sống dưới nước được gọi là hệ thống Sentinel, cho phép con người sống và làm việc ở độ sâu 200 m trong tối đa một tháng.

Hệ thống Sentinel bao gồm các module được kết nối với nhau và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ thu thập dữ liệu về hóa học của đại dương đến khai quật các vụ đắm tàu ​​​​lịch sử.

Môi trường sống có thể mở rộng theo nhiều hình dạng khác nhau sao cho phù hợp cho nhiệm vụ sáu người cũng như trạm nghiên cứu 50 người.

Công ty hy vọng môi trường sống này có thể thúc đẩy sự hiện diện lâu dài của con người dưới nước, giống như Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) - nơi đã cho phép con người sống và làm việc trong không gian kể từ năm 2000.

Với tàu chìm ở độ sâu 50m, thợ lặn chỉ có thể ở dưới nước trong khoảng 12 phút trước khi nổi lên. Một môi trường sống dưới nước được đặt trên đáy biển gần xác tàu đắm có thể đóng vai trò là căn cứ cho thợ lặn.

Tiền thân của hệ thống Sentinel sẽ cho phép ba người sống ở độ sâu 100m trong tối đa một tuần và sẽ được thử nghiệm vào đầu năm 2025.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hai bộ xương cá voi ở Lý Sơn được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam

Hai bộ xương cá voi ở Lý Sơn được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam đối với hai bộ xương cá Ông (cá voi) được phục dựng, bảo tồn tại Di tích Lăng Tân (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).

Đăng ngày: 18/09/2024
Toa tàu điện ngầm biến thành nơi trú ngụ của các sinh vật biển

Toa tàu điện ngầm biến thành nơi trú ngụ của các sinh vật biển

Các toa tàu từng chật kín người ở thành phố Atlanta, Mỹ giờ đây đang nằm sâu gần 20 mét dưới Đại Tây Dương với những chú cá, rùa biển và san hô.

Đăng ngày: 16/09/2024
Dòng hải lưu Đại Tây Dương suy yếu khiến gió mùa nhiệt đới đảo lộn

Dòng hải lưu Đại Tây Dương suy yếu khiến gió mùa nhiệt đới đảo lộn

Nghiên cứu mới chỉ ra, dòng hải lưu Đại Tây Dương suy yếu khiến gió mùa nhiệt đới bị đảo lộn trong ít nhất 100 năm, mùa mưa ngắn hơn, bão nhiều hơn.

Đăng ngày: 14/09/2024
Nơi tụ họp bí ẩn của cá mập trắng giữa Thái Bình Dương

Nơi tụ họp bí ẩn của cá mập trắng giữa Thái Bình Dương

Mỗi mùa đông và mùa xuân, cá mập trắng bơi ngoài khơi California tập trung ở một khu vực xa xôi lớn ngang bang Colorado mà các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân.

Đăng ngày: 10/09/2024
Hải cẩu lặn biển sâu khi nghe

Hải cẩu lặn biển sâu khi nghe "chuông báo giờ ăn"

Các nhà khoa học phát hiện hải cẩu voi phía Bắc mỗi khi nghe thấy âm thanh phát ra từ thiết bị sonar đều lặn xuống độ sâu 645m để kiếm ăn.

Đăng ngày: 09/09/2024
Loài ốc lớn nhất thế giới nặng bằng lốp ô tô

Loài ốc lớn nhất thế giới nặng bằng lốp ô tô

Ốc trumpet Australia nặng tới 18kg với phần chân vàng rực kéo lê theo chiếc vỏ đồ sộ dài tới 91cm.

Đăng ngày: 09/09/2024
Loài san hô có thể mở cánh cửa về quá khứ của đại dương

Loài san hô có thể mở cánh cửa về quá khứ của đại dương

Nghiên cứu gần đây cho thấy một loại san hô ở Fiji có thể ghi lại sự thay đổi nhiệt độ của Thái Bình Dương trong khoảng 600 năm qua.

Đăng ngày: 08/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News