Trạm ISS bay qua phía trên tên lửa cao 98 m

Bay ở độ cao hơn 400 km so với Trái Đất, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trông giống vệt sáng mờ trên trời trong ảnh chụp tên lửa NASA.

Tên lửa đẩy SLS trên Bệ phóng 39B của Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida, khi Trạm Vũ trụ Quốc tế bay qua phía trên (vệt sáng phía trên bên trái) hôm 8/4. Ảnh: NASA/Joel Kowsky

Nhiếp ảnh gia Joel Kowsky chụp ảnh tên lửa đẩy trong nhiệm vụ mặt trăng Artemis 1 của NASA - Hệ thống Phóng Không gian (SLS) - trên Bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA, Florida, hôm 8/4. Trên trời, vệt sáng mờ lao vụt qua chính là Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Trạm ISS di chuyển với vận tốc khoảng 28.000 km/h ở độ cao hơn 400 km. Trạm hoàn thành một vòng bay quanh Trái Đất cứ mỗi 90 phút.

Trong ảnh, tên lửa SLS hơi khó nhận biết do bị che mờ bởi đèn chiếu sáng chói của bệ phóng. Tuy nhiên, màu sắc bầu trời rực rỡ từ hồng cam đậm đến xanh đen vẫn khiến bức ảnh trở nên ngoạn mục. Tên lửa SLS cao 98 m, nặng khoảng 2,5 triệu kg. Khi phóng, tên lửa sẽ tạo ra lực đẩy 39 triệu newton.

NASA đưa tên lửa SLS lên bệ phóng vào tháng 3 để thực hiện một cuộc thử nghiệm đếm ngược và đổ nhiên liệu quan trọng trước khi tiến hành nhiệm vụ Artemis 1, dự kiến vào cuối năm nay. Thử nghiệm bắt đầu từ ngày 1/4 nhưng chưa diễn ra thuận lợi. NASA đã thử đổ nhiên liệu cho tên lửa ba lần, nhưng lần nào cũng phải hủy do các vấn đề kỹ thuật, lần gần nhất là do một van bị lỗi trên tháp phóng.

Artemis 1 là nhiệm vụ thử nghiệm không chở người, trong đó, tàu vũ trụ Orion chứa các bộ thí nghiệm và hình nộm sẽ phóng lên không gian rồi bay quanh Mặt Trăng. Nếu chuyến bay diễn ra suôn sẻ, NASA sẽ phóng phi hành đoàn đầu tiên bằng tên lửa SLS vào năm 2024 trong nhiệm vụ Artemis 2, dự kiến cũng bay quanh Mặt Trăng. Nhiệm vụ tiếp theo, Artemis 3, sẽ đưa các phi hành gia hạ cánh gần cực nam của Mặt Trăng vào năm 2025 hoặc 2026.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 25/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News