Kế hoạch phóng tàu vũ trụ đuổi theo tiểu hành tinh

Các chuyên gia dự định phóng tàu sử dụng công nghệ buồm Mặt Trời đầu năm 2028 để bay đến nghiên cứu tiểu hành tinh 'Oumuamua.

'Oumuamua là vật thể liên sao đầu tiên "ghé thăm" Hệ Mặt trời, có hình dạng kỳ lạ giống điếu thuốc. Một nhóm nhà khoa học đã lên kế hoạch tham vọng nhằm đưa tàu vũ trụ đuổi theo vật thể không gian bí ẩn này khi nó di chuyển ngày càng xa Trái đất, Interesting Engineering hôm 20/1 đưa tin.

Kế hoạch phóng tàu vũ trụ đuổi theo tiểu hành tinh
Mô phỏng tiếu hành tinh liên sao 'Oumuamua. (Ảnh: ESO/M Kornmesser)

Sau khi chương trình khảo sát Vật thể Gần Trái đất Pan-STARRS1 phát hiện 'Oumuamua ngày 19/10/2017, các nhà thiên văn đã chỉ ra một số điểm bất thường cho thấy nó không giống các tiểu hành tinh khác trong Hệ Mặt trời.

Ví dụ, ngay sau lần đầu tiên 'Oumuamua được phát hiện, nó đã thay đổi tốc độ, rời khỏi đường bay theo dự đoán ban đầu. Vật thể kỳ lạ cũng không để lại đuôi bụi khi bay qua. Giáo sư Avi Loeb, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Harvard, cùng nhóm nghiên cứu của ông từng cho rằng 'Oumuamua là phi thuyền ngoài hành tinh liên sao, hoặc ít nhất là một mảnh phi thuyền.

'Oumuamua hiện đã nằm ngoài tầm với của những kính viễn vọng mạnh nhất, nhưng nó vẫn là một đối tượng đặc biệt gây tò mò. Đây là lý do khiến nhóm nghiên cứu tại công ty Initiative for Interstellar Studies (I4IS) đưa ra kế hoạch cho Dự án Lyra - dự án nhằm đưa tàu thăm dò buồm Mặt Trời đuổi theo và phân tích 'Oumuamua trước khi nó mất hút.

Tàu vũ trụ có thể phóng đầu năm 2028 và đến 'Oumuamua khoảng năm 2050 - 2054, xét theo tốc độ và hướng di chuyển của nó khi rời Hệ Mặt trời. Trong 4 năm đầu tiên, con tàu sẽ quay quanh Trái đất hai lần, sao Kim và sao Mộc một lần để được lực hấp dẫn hỗ trợ, đưa nó bay tới vật thể không gian bí ẩn.

Công nghệ buồm Mặt Trời (sử dụng những cánh buồm phản chiếu lớn để thu nhận xung lượng ánh sáng từ Mặt Trời và dùng xung lượng đó đẩy tàu vũ trụ tiến lên) sẽ cung cấp năng lượng cho tàu thăm dò đuổi theo 'Oumuamua. Tuy nhiên, nó cũng sẽ sử dụng một cánh buồm photon lấy năng lượng một phần nhờ tia laser trên Trái đất.

Một số nhóm nghiên cứu khác từng đề xuất ý tưởng phóng tàu đến 'Oumuamua, những đa số sẽ thực hiện thao tác di chuyển Oberth quanh Mặt Trời. Cụ thể, khi tàu thăm dò bắt đầu rơi vào giếng hấp dẫn của Mặt Trời, các động cơ đẩy sẽ được kích hoạt giúp con tàu tăng tốc đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi một lá chắn khổng lồ bảo vệ con tàu khỏi sức nóng và bức xạ Mặt Trời. Thay vào đó, nhóm I4IS đề xuất thực hiện thao tác di chuyển Oberth quanh sao Mộc và ngày phóng dự kiến không sớm hơn tháng 2/2028 do quỹ đạo hiện tại của hành tinh này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mảnh vỡ vệ tinh Nga suýt va chạm với vệ tinh Trung Quốc

Mảnh vỡ vệ tinh Nga suýt va chạm với vệ tinh Trung Quốc

Một vụ va chạm giữa mảnh vỡ của vệ tinh Nga với vệ tinh khoa học của Trung Quốc đã suýt xảy ra khi khoảng cách gần nhất giữa hai bên chỉ có 14,5m.

Đăng ngày: 21/01/2022
Trung Quốc sẽ phóng tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trong năm 2022

Trung Quốc sẽ phóng tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trong năm 2022

Một công ty tư nhân ở Trung Quốc sẽ phóng tên lửa chạy bằng nhiên liệu lỏng đầu tiên của nước này trong năm nay.

Đăng ngày: 21/01/2022
Các nhà khoa học tìm ra thời điểm Mặt trời phát nổ, nuốt chửng sao Thủy và sao Kim

Các nhà khoa học tìm ra thời điểm Mặt trời phát nổ, nuốt chửng sao Thủy và sao Kim

Mặt trời không quá già như những ngôi sao khác ngoài kia. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang cố gắng xác định chính xác thời điểm Mặt trời sẽ phát nổ.

Đăng ngày: 20/01/2022
Nơi khác trong Hệ Mặt trời từng có

Nơi khác trong Hệ Mặt trời từng có "áo giáp sự sống" như Trái đất

Các mẫu đá vũ trụ được NASA đem về Trái đất nửa thế kỷ trước tiết lộ thêm điều bất ngờ về quá khứ của thiên thể được cho là 2 lần có sự sống - Mặt trăng.

Đăng ngày: 20/01/2022
40.000.000.000.000.000.000.000 hố đen trong vũ trụ, bạn

40.000.000.000.000.000.000.000 hố đen trong vũ trụ, bạn "dịch" được con số?

Bạn có thể đọc được con số này? Đây chính là số hố đen có thể tính toán được trong vũ trụ rộng lớn.

Đăng ngày: 20/01/2022
Đến hành tinh khác, máu của con người sẽ

Đến hành tinh khác, máu của con người sẽ "mất màu"?

Một trở ngại lớn cho các cuộc thám hiểm và thậm chí là định cư liên hành tinh vừa được phát hiện bởi các nhà khoa học Canada.

Đăng ngày: 20/01/2022
Lần đầu tiên phát hiện hành tinh hình... bầu dục

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh hình... bầu dục

Mặc dù các hành tinh hơi bị méo đi vì lực hấp dẫn của sao mẹ đã từng được ghi nhận, nhưng đây là lần đầu tiên một hành tinh có hình dạng như quả bóng bầu dục hoàn hảo được ghi nhận.

Đăng ngày: 19/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News