Kẻ săn mồi không mặt, đầu 50 gai thời tiền sử
Các nhà khoa học phát hiện một loài vật không có mặt với 50 gai nhọn trên đầu sống dưới đại dương thời tiền sử.
Nhà khoa học Derek Briggs của Đại học Yale, Mỹ trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology ngày 3/8 công bố loài sinh vật không mặt Capinatator praetermissus từng sống dưới đại dương thời tiền sử, theo ABC News.
Capinatator praetermissus, kẻ đi săn của đại dương ở kỷ Cambri. (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Ontario).
Rất lâu trước khi khủng long thống trị Trái Đất, loài sâu biển Capinatator praetermissus đã xuất hiện trong các đại dương của kỷ Cambri khoảng 541 triệu năm trước. Hóa thạch thu được của loài này ở hai công viên quốc gia tại British Columbiua, Canada trong tình trạng được bảo quản tốt, lưu giữ được các mô mềm.
Capinatator dài khoảng 10cm, không có mặt, phần đầu như cây bắt ruồi với 50 gai nhọn. Mỗi gai nhọn dài chưa đầy một cm này giúp Capinatator bắt sinh vật trôi nổi và động vật nhỏ khi con mồi đến gần.
"Những chiếc gai cứng giống như móc thu nhỏ. Dù chúng ta khó biết vì sao hóa thạch của chúng có nhiều gai như vậy, có khả năng loại vũ khí này giúp Capinatator trở thành kẻ đi săn thành công", Briggs nói.
Capinatator là tổ tiên của nhóm trùng mũi tên chaetognatha xuất hiện phổ biến trong các đại dương trên thế giới ngày nay. Dù lớn hơn và có nhiều gai nhọn hơn, Capinatator không có răng chuyên biệt như hậu duệ.
Capinatator sống ở thời điểm các sinh vật trên Trái Đất bắt đầu tăng kích thước và trở nên đa dạng hơn về chủng loại. Phát hiện về loài vật này giúp các nhà khoa học có thêm một góc nhìn về sự sinh sôi của sự sống trong giai đoạn này trên Trái Đất.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Lực cắn của khủng long bạo chúa đáng sợ cỡ nào?
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao khủng long bạo chúa có cơ hàm mạnh đến vậy. Sự khác biệt đến từ cấu trúc cơ và khớp hàm dưới của chúng.
