Kenya nỗ lực bảo tồn loài linh dương Bongo quý hiếm

Mới đây, 5 con linh dương Bongo đã được thả về một khu bảo tồn ở Kenya, đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến vì sự sinh tồn của loài động vật hiện chỉ còn chưa đến 100 cá thể trong tự nhiên này.

Nằm trong danh sách loài cực kỳ nguy cấp, sinh vật màu hạt dẻ với sọc trắng là một trong những loài linh dương rừng lớn nhất và là loài bản địa ở các khu rừng mưa nhiệt đới thuộc 4 khu vực Núi Kenya, Eburu, Mau và Aberdares của Kenya.

Kenya nỗ lực bảo tồn loài linh dương Bongo quý hiếm
Một con linh dương Bongo thuộc diện cực kỳ nguy cấp được nhìn thấy ở Khu bảo tồn Động vật hoang dã Núi Kenya gần Nanyuki, Kenya, ngày 9/3/2022. (Ảnh: Reuters).

Một cuộc điều tra về động vật hoang dã mới đây ở quốc gia Đông Phi chỉ thống kê được 96 con linh dương Bongo còn lại trong tự nhiên. Theo dự đoán của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), số lượng cá thể linh dương Bongo sẽ tiếp tục suy giảm nếu như không có những hành động can thiệp trực tiếp.

Cơ quan Bảo tồn động vật hoang dã Núi Kenya (MKWC), Dịch vụ Động vật hoang dã Kenya (KWS) và Dịch vụ Rừng Kenya (KFS) đang dẫn đầu một chương trình nhân giống và tái thả loài linh dương Bongo trong suốt 20 năm qua.

Cụ thể, 18 con linh dương Bongo (4 con đực và 14 con cái) đã được đưa từ 14 sở thú trên khắp nước Mỹ về MKWC ở thị trấn Nanyuki, gần Núi Kenya. Năm cá thể được thả về khu bảo tồn Mawingu rộng 314 ha ngày 9/3 vừa qua chính là “hậu duệ” của đàn linh dương Bongo từ Mỹ.

Các loài này từng lang thang với số lượng lớn, nhưng quần thể của chúng đã bị suy giảm nghiêm trọng kể từ thập niên 1950 do nạn săn trộm, buôn bán động vật hoang dã, săn mồi và dịch bệnh, đặc biệt là đợt bùng phát bệnh dịch hạch gia súc ở thập niên 1980.

Tiến sĩ Robert Aruho, người phụ trách dịch vụ thú y tại MKWC, cho biết: “Công việc thực sự bây giờ mới bắt đầu. Chúng tôi phải bảo đảm rằng những cá thể linh dương Bongo được thả có thể phát triển và tồn tại trong khu bảo tồn và cuối cùng là trong tự nhiên”.

Kenya nỗ lực bảo tồn loài linh dương Bongo quý hiếm 
Hai trong số 5 cá thể linh dương Bongo được thả về Khu bảo tồn Mawingu gần Nanyuki, Kenya ngày 9/3/2022. (Ảnh: Reuters).

Khu bảo tồn Mawingu nguyên sơ bao gồm một khu rừng tự nhiên cung cấp một không gian rộng lớn để có thể tiếp tục thả linh dương Bongo nhằm chuẩn bị cho sự tồn tại của chúng trong môi trường hoang dã. Tầm nhìn dài hạn của chính phủ Kenya là phát triển quần thể linh dương Bongo lên 750 con vào năm 2050.

Theo đó, mỗi năm sẽ có 10 cá thể linh dương Bongo được thả về khu bảo tồn, chia đều thành 2 đợt, mỗi đợt thả 5 con. Ước tính đến năm 2025, khu bảo tồn sẽ có từ 50 đến 70 cá thể linh dương Bongo được hoàn toàn tái thả.

Bộ trưởng Du lịch và Động vật hoang dã Kenya, ông Najib Balala cho biết: “Linh dương Bongo là một trong những loài động vật mang tính biểu tượng của Kenya. Loài này chỉ có thể được tìm thấy ở Kenya, và chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Việc thành lập khu bảo tồn là một bước đi quan trọng để giúp thực hiện hiệu quả quá trình tái thả chúng”.

Theo các chuyên gia về động vật hoang dã ở Kenya, thành công lâu dài của việc thả linh dương Bongo và bảo đảm sự tồn tại của chúng trong tự nhiên phụ thuộc phần lớn vào sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương ở các khu vực xung quanh, vì hầu hết các mối đe dọa gây ra sự suy giảm quần thể của loài này đều xuất phát từ con người.

Cơ quan bảo tồn đang phối hợp với các cộng đồng này để khôi phục các khu vực rừng bị suy trên Núi Kenya thông qua một chương trình trồng rừng. Theo đó, 3.000 thành viên cộng đồng đã được huy động để tham gia trồng hơn 35.000 loài cây bản địa, với kế hoạch trồng thêm 5.000 cây nữa trong năm nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sư tử vồ ngã, kéo lê người đàn ông trên đất và cái kết khiến ai cũng thót tim

Sư tử vồ ngã, kéo lê người đàn ông trên đất và cái kết khiến ai cũng thót tim

Khi đang đi lại trong chuồng, người đàn ông bất ngờ bị con sư tử đực lao tới vồ ngã rồi kéo lê trên mặt đất.

Đăng ngày: 25/03/2022
Chuyện gì xảy ra khi hổ và sư tử giao phối với nhau?

Chuyện gì xảy ra khi hổ và sư tử giao phối với nhau?

Trong tự nhiên, ở các vườn thú hay khu bảo tồn, sư tử và hổ đôi khi giao phối với nhau, tạo ra những " đứa con lai" kỳ lạ.

Đăng ngày: 25/03/2022
Rắn hổ mang tử chiến đại bàng và cái kết khó tin

Rắn hổ mang tử chiến đại bàng và cái kết khó tin

Dù sở hữu nọc độc chết người, rắn hổ mang rừng rậm vẫn phải bỏ mạng trước cặp móng vuốt sắc nhọn và những cú mổ đầy uy lực của đại bàng.

Đăng ngày: 24/03/2022
Loài ếch thuỷ tinh trong suốt nhìn rõ toàn bộ bên trong cơ thể

Loài ếch thuỷ tinh trong suốt nhìn rõ toàn bộ bên trong cơ thể

Các nhà sinh vật học tìm thấy hai loài ếch thủy tinh mới với cơ thể trong suốt tại thung lũng dưới chân dãy núi Andes ở Ecuador.

Đăng ngày: 24/03/2022
Cá sấu khổng lồ 70 tuổi kéo xác bò trên sông

Cá sấu khổng lồ 70 tuổi kéo xác bò trên sông

Con cá sấu khổng lồ tên Scarface đe dọa một đối thủ lăm le trộm bữa ăn của nó, khiến cá sấu nhỏ hơn vội vàng bỏ chạy.

Đăng ngày: 24/03/2022
Chú gà trống được chủ làm cho bộ nail hoàng tráng gây sốt mạng xã hội

Chú gà trống được chủ làm cho bộ nail hoàng tráng gây sốt mạng xã hội

Ngoài sơn móng chân nhiều màu, Yi Yi đã thêm một số đồ trang trí bắt mắt, như sequins và hạt để tăng thêm hiệu ứng nổi bật cho bộ móng.

Đăng ngày: 23/03/2022
Loài rắn

Loài rắn "thả bom" để phòng thủ thay vì dùng nọc độc

Rắn mũi móc phương Tây, một loài rắn nhỏ đặc hữu của các sa mạc của Hoa Kỳ và Mexico, nổi tiếng với cơ chế phòng thủ bằng cách đánh rắm thay vì sử dụng nọc độc.

Đăng ngày: 23/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News