Khai quật được đèn dầu 2.000 năm tuổi giống nửa khuôn mặt méo mó
Chiếc đèn bằng đồng được chôn dưới móng nhà, nhiều khả năng dùng cho một nghi thức mang lại may mắn cho những người sống bên trong.
Các nhà khảo cổ phát hiện chiếc đèn dầu quý hiếm dưới móng một tòa nhà tại di chỉ Thành phố của David, Jerusalem, Times of Israel hôm 5/5 đưa tin. Đây là lần đầu tiên họ tìm thấy vật dụng như vậy ở Israel, trên thế giới cũng chỉ có vài chiếc tương tự.
Đèn dầu 2.000 năm tuổi dùng trong nghi thức cổ đại. (Ảnh: AFP).
Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) tin rằng chiếc đèn bằng đồng được dùng làm vật tế chôn dưới móng nhà theo nghi thức nhằm mang đến may mắn cho những người sống tại đây. Họ ước tính nó tồn tại từ cuối thế kỷ 1 đến đầu thế kỷ 2. "Việc cúng tế chiếc đèn có lẽ đã chứng minh cho tầm quan trọng của tòa nhà. Tòa nhà có thể liên quan đến việc bảo vệ Hồ Siloam, nguồn nước chính của thành phố", tiến sĩ Yuval Baruch và Ari Levy nhận định.
Điểm độc đáo của đèn dầu là nó mang hình dạng nửa khuôn mặt. Nguyên nhân có thể là nó từng được gắn vào tường hoặc một mặt phẳng, đóng vai trò giống như đèn treo tường. Tuy nhiên, công dụng chính của chiếc đèn vẫn là dùng trong nghi thức.
Các chuyên gia cho rằng đèn dầu cổ được chế tạo bằng cách đổ đồng vào một chiếc khuôn có hình dạng như nửa khuôn mặt méo mó của một người đàn ông có râu. Chóp của chiếc đèn mang hình trăng lưỡi liềm, tay cầm trông giống cây acanthus, loài thực vật có hoa sống ở những nơi khí hậu ấm áp. Phần trang trí gợi liên tưởng đến họa tiết nghệ thuật La Mã phổ biến.
Sau khi đưa đèn dầu đến phòng thí nghiệm IAA, các nhà nghiên cứu tìm thấy sợi bấc được bảo quản cực kỳ tốt. Đây là một phát hiện rất hiếm. Tiến sĩ Naama Sukenik, phụ trách vật liệu hữu cơ tại IAA, tiến hành nghiên cứu sợi bấc. Khi quan sát dưới kính hiển vi, bà xác định nó làm từ lanh.
Các chuyên gia sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để xác định xem còn cặn dầu nào sót lại trên sợi bấc không. Nếu có, họ có thể hiểu thêm về mục đích sử dụng của chiếc đèn và xác định được loại dầu mà người xưa dùng để thắp sáng.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
