Khai quật hơn 1.000 cổ vật trên núi Võ Đang
Các nhà khảo cổ Trung Quốc công bố phát hiện một bộ sưu tập hiện vật lớn tại Di sản Thế giới nổi tiếng với những ngôi đền Đạo giáo.
Một số hiện vật nổi bật mới được khai quật trên núi Võ Đang. (Video: Xinhua)
Bộ sưu tập gồm hơn 1.000 đồ tạo tác được tìm thấy tại Cung điện Wulong hay Cung điện Ngũ Long trên ngọn núi Võ Đang ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Đây là một ngôi đền Đạo giáo được triều đình ủy thác xây dựng vào thời nhà Đường (618 - 907) nhưng dần dần bị bỏ hoang sau thời nhà Thanh (1644 - 1911), Xinhua hôm 22/11 đưa tin.
Trưởng nhóm khai quật Kang Yuhu, nhà nghiên cứu tại Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học tỉnh Hồ Bắc, cho biết các hiện vật có niên đại sớm nhất từ thời nhà Hán (202 TCN - 220), bao gồm đồ gốm và các thành phần xây dựng bằng kính, đồ dùng như đèn nến và cặp tóc, cũng như một số vật phẩm tôn giáo.
Đáng chú ý trong đó là các bức phù điêu mô tả 5 con rồng, thần Hắc Đế hay Huyền Vũ (một vị thần quan trọng của Đạo giáo), hoa văn lửa và một con thỏ ngọc đang giã thảo dược.
Vẻ đẹp của núi Võ Đang vào lúc bình minh. (Ảnh: Xinhua)
Kang cho biết bức phù điêu 5 con rồng được triều đình tạo nên và sử dụng cho nghi lễ "ngũ rồng cầu mưa". Các bậc thang bằng đá xung quanh cho thấy nó từng là một phần của bàn thờ có khả năng tổ chức những cuộc tụ họp lớn.
Các phần của Cung điện Wulong bắt đầu được khai quật vào năm 2020. Công trình đồ sộ trải rộng 49.000m2 này là một trong những cung điện và đền thờ Đạo giáo cổ nhất trên núi Võ Đang, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1994.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
