Khám phá bất ngờ về thức ăn của người Peru cổ cách đây 15.000 năm

Các nghiên cứu mới nhất cho thấy những cư dân sống tại vùng Huaca Prieta ở Peru cách đây 15.000 năm có những tập tục và chế độ ăn rất giống với con người hiện nay.

Theo phóng viên tại khu vực Mỹ Latinh, nghiên cứu của nhóm nhà khoa học thuộc trường Đại học Vanderbit của Mỹ cho biết từ Kỷ Băng hà, thức ăn của những cư dân bản địa tại vùng Huaca Prieta đã bao gồm cả đậu mắt cua, quả bơ, ớt ngọt, cá, thịt hươu và chim, là những thực phẩm mà ngày nay cũng rất phổ biến đối với người dân địa phương.

Do khí hậu khô cằn tại vùng đất, các di tích khảo cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn, các nhà khoa học có thể nhận biết khá dễ dàng và chi tiết các đồ vật như những mảnh lau trúc mà người cổ đại từng dùng để đan những chiếc chiếu được tìm thấy ở khu vực sinh sống của họ tại Huaca Prieta.

Khám phá bất ngờ về thức ăn của người Peru cổ cách đây 15.000 năm
Đậu mắt cua là thức ăn mà người Peru cổ đã sử dụng từ cách đây 15.000 năm.

Chủ nhiệm công trình nghiên cứu khoa học trên, chuyên gia khảo cổ Tom Dillehay, cho biết con người sống trong giai đoạn giữa Thế Pleistocen muộn (là thế thứ ba trong kỷ Neogen) và Thế Holocen, mà cho đến ngày nay vẫn được xem là dân du mục, vì một lý do nào đó đã định cư tại vùng đất này của Chile trong vài nghìn năm.

Theo ông, những cư dân này ăn nhiều thức ăn gồm các loài sống ở vùng ven biển và vùng đất ngập nước, ngoài ra thỉnh thoảng họ cũng ăn các loài sống ở vùng rừng núi.

Mặc dù không tìm thấy những mảnh còn sót lại của các dụng cụ đánh bắt cá như lưỡi câu hay lao móc, nhưng nhà khảo cổ Dillehay vẫn cho rằng những cư dân trên còn ăn cả cá và sư tử biển. Tuy nhiên, ông khẳng định đây không phải là nhóm ngư dân, mà có thể họ chỉ bắt những động vật biển để làm thức ăn khi thủy triều xuống hoặc khi chúng bị mắc kẹt lại trên bờ biển.

Các khu vực sinh sống của người Peru cổ xưa được bao phủ bởi hai gò đất có tên là Huaca Prieta và Paredones, trên thềm của Sangamon, một thềm đất bằng phẳng và cao với chiều dài khoảng 2km và nằm cách phía Tây dãy núi Andes khoảng 15km.

Cũng theo nhà khảo cổ Dillehay, Huaca Prieta nằm ở vị trí giữa bờ biển cổ xưa và các dãy núi, và có khả năng nối liền với biển bằng một con sông ở giữa thung lũng, với các vùng đất ngập nước nông và đầm phá ven biển, nơi những cư dân trong vùng này có thể tìm kiếm thức ăn.

Ngày nay, khu vực này nằm ngay trên bờ biển, nhưng cách đây khoảng 10.000 hay 15.000 năm, mực nước biển rất thấp và bờ biển cũng cách xa hơn, khoảng 15km về phía Tây, theo ước tính của các nhà nghiên cứu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tận thấy nghĩa địa rùa trong hang động bí ẩn dưới đáy biển

Tận thấy nghĩa địa rùa trong hang động bí ẩn dưới đáy biển

Tới đảo Sipadan ở Malaysia, du khách có thể khám phá nghĩa địa rùa biển dưới hang động bí ẩn.

Đăng ngày: 28/05/2017
Bộ xương xoắn vặn 1.300 năm tuổi khiến giới khảo cổ bối rối

Bộ xương xoắn vặn 1.300 năm tuổi khiến giới khảo cổ bối rối

Bộ xương nghìn năm tuổi khai quật ở Siberia được mệnh danh

Đăng ngày: 26/05/2017
Hóa thạch rắn có cánh 5 triệu năm tuổi

Hóa thạch rắn có cánh 5 triệu năm tuổi

Hóa thạch loài

Đăng ngày: 25/05/2017
Công bố phát hiện chấn động mới về nguồn gốc loài người

Công bố phát hiện chấn động mới về nguồn gốc loài người

Lâu nay các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của loài người tiến hóa từ loài vượn sống cách đây khoảng 5 triệu năm ở châu Phi.

Đăng ngày: 24/05/2017
Hóa thạch khiến các nhà khoa học cân nhắc lại thuyết tiến hóa của cá voi

Hóa thạch khiến các nhà khoa học cân nhắc lại thuyết tiến hóa của cá voi

Cá voi tấm sừng hàm là loài động vật có vú lớn nhất trên Trái Đất, chúng bao gồm các loài như cá voi xanh hay cá voi lưng gù.

Đăng ngày: 19/05/2017
Lực cắn của khủng long bạo chúa nghiền nát ba xe hơi cùng lúc

Lực cắn của khủng long bạo chúa nghiền nát ba xe hơi cùng lúc

Khủng long bạo chúa khổng lồ có thể nghiền nát xương con mồi nhờ vào lực cắn và sức ép của hàm răng mạnh khủng khiếp, đủ để nghiền nát ba chiếc xe hơi cùng lúc.

Đăng ngày: 19/05/2017
Hàn Quốc phát hiện bằng chứng mới về nghi lễ hiến tế người

Hàn Quốc phát hiện bằng chứng mới về nghi lễ hiến tế người

Hai bộ xương được tìm thấy dưới tường của cố đô Gyeongju, thuộc huyện Wolseong, tỉnh Gyeongsang.

Đăng ngày: 18/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News