Khám phá bức vẽ thần nhện khổng lồ 3.200 năm tuổi

Bức tranh tường được phát hiện năm 2020 được cho là mô tả một thần nhện khổng lồ liên quan đến mưa và việc sinh sản.

Các nhà khảo cổ học ở miền Bắc Peru đã xác định bức tranh tường 3.200 năm tuổi bên hông một ngôi đền cổ bằng gạch nung được cho là mô tả vị thần nhện khổng lồ cầm gươm, có liên quan đến mưa và việc sinh sản, theo Guardian.

Bức tranh được sơn màu nâu đất, vàng, xám và trắng trên bức tường của cấu trúc gạch nung có kích thước 15 m x 5 m ở tỉnh Virú thuộc vùng La Libertad của Peru. Nó được phát hiện vào năm 2020 sau khi phần lớn di tích bị phá hủy khi nông dân địa phương cố gắng mở rộng các đồn điền trồng bơ và mía.

Khám phá bức vẽ thần nhện khổng lồ 3.200 năm tuổi
Các chuyên gia tin rằng ngôi đền được xây dựng bởi nền văn hóa Cupisnique. (Ảnh: AFP/Getty Images).

Các chuyên gia tin rằng ngôi đền được xây dựng bởi nền văn hóa Cupisnique tiền Colombia đã phát triển dọc theo bờ biển phía bắc của Peru hơn 3.000 năm trước.

Nhà khảo cổ học Régulo Franco Jordán cho biết vị trí chiến lược gần sông của ngôi đền này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng đây là ngôi đền thờ các vị thần nước.

Khám phá bức vẽ thần nhện khổng lồ 3.200 năm tuổi
Bức tranh được sơn màu nâu đất, vàng, xám và trắng trên bức tường của đền thờ gạch nung ở tỉnh Virú thuộc vùng La Libertad của Peru. (Ảnh: AFP/Getty Images).

Ông nói với tờ La República của Peru: “Những gì chúng ta có được ở đây là một ngôi đền từng là trung tâm nghi lễ hàng nghìn năm trước”.

“Con nhện vẽ trên đền thờ gắn liền với nước và là loài động vật rất quan trọng trong các nền văn hóa tiền Tây Ban Nha. Có thể đã có một buổi lễ thần nước thiêng liêng, đặc biệt được tổ chức từ tháng 1 đến tháng 3 khi những cơn mưa từ các khu vực cao hơn đổ xuống”.

Theo các nhà khảo cổ học, khoảng 60% khu di tích nằm cách Lima 500km về phía bắc này đã bị phá hủy vào tháng 11/2020 khi nông dân trong vùng sử dụng máy móc hạng nặng để mở rộng cánh đồng trồng trọt.

Jordán đã đặt tên ngôi đền là Tomabalito theo tên địa điểm khảo cổ gần đó được biết đến là el Castillo de Tomabal.

“Di tích này đã được đăng ký. Việc khai quật sẽ được hoãn cho đến khi đại dịch Covid-19 kết thúc và nó sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng”, ông nói với La República.

Thần nhện không phải là tác phẩm nghệ thuật về động vật cổ đại duy nhất xuất hiện ở Peru trong những tháng gần đây. Vào tháng 10/2020, hình vẽ của một con mèo khổng lồ có niên đại khoảng từ năm 200 trước Công nguyên đến năm 100 trước Công nguyên đã xuất hiện trong quá trình nghiên cứu nâng cao khả năng tiếp cận một trong những ngọn đồi nhìn ra cung đường địa hình Nazca nổi tiếng của đất nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phục dựng thành công gương mặt pharaoh Akhenaten của Ai Cập cổ đại

Phục dựng thành công gương mặt pharaoh Akhenaten của Ai Cập cổ đại

Quá trình phục dựng kỹ thuật số hé lộ gương mặt của pharaoh cổ đại có thể là cha ruột của vua Tutankhamun với nhiều đường nét vương giả và vẻ trầm tĩnh.

Đăng ngày: 25/03/2021
Biến đổi khí hậu đã giúp một số loài khủng long di cư đến Greenland

Biến đổi khí hậu đã giúp một số loài khủng long di cư đến Greenland

Trong quá khứ, biến đổi khí hậu đã khiến cho mức độ CO2 giảm xuống và giúp những loài khủng long ăn cỏ khổng lồ di chuyển từ Nam Mỹ đến Greenland.

Đăng ngày: 25/03/2021
Bí ẩn bên trong ngôi đền thờ vị thần Xipe Totec

Bí ẩn bên trong ngôi đền thờ vị thần Xipe Totec

Các nhà khảo cổ học ở Mexico đã tìm thấy một ngôi đền thờ phụng vị thần Xipe Totec.

Đăng ngày: 24/03/2021
Đông Nam Á là nơi 2 loài người hôn phối, để lại nhiều

Đông Nam Á là nơi 2 loài người hôn phối, để lại nhiều "con lai"

Đông Nam Á là một trong những khu vực sở hữu lượng hồ sơ hóa thạch liên quan đến lịch sử tiến hóa loài người phong phú nhất.

Đăng ngày: 24/03/2021
Tìm thấy bức bích họa cổ xưa nhất vẽ cảnh bán muối ở chợ Maya

Tìm thấy bức bích họa cổ xưa nhất vẽ cảnh bán muối ở chợ Maya

Người Maya cổ đại dùng nồi đun nước mặn trên bếp lửa để sản xuất muối thành những khối giống nhau theo tiêu chuẩn.

Đăng ngày: 24/03/2021
Thành phố cổ đại Pompeii đã bị hủy diệt chỉ trong 17 phút

Thành phố cổ đại Pompeii đã bị hủy diệt chỉ trong 17 phút

Thành phố cổ đại Pompeii có thể đã bị tàn lụi vào năm 79 sau Công Nguyên khi núi lửa Vesuvius phun trào, giết chết hàng nghìn người trong thành phố và Herculaneum gần đó.

Đăng ngày: 24/03/2021
Chính người cổ đại cứu rồng komodo khỏi tuyệt chủng

Chính người cổ đại cứu rồng komodo khỏi tuyệt chủng

Người tiền sử Denisovan sống trên một số quần đảo có thể góp phần giúp rồng komodo thích nghi và sống sót suốt hàng nghìn năm.

Đăng ngày: 24/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News