Khám phá khu vực vỏ Trái đất bị chảy nhão bí ẩn ở châu Mỹ
Nghiên cứu từ Mỹ đã xác định được một vành đai bất thường của đá magma, trải dài hơn 2.000 dặm, nơi vỏ Trái đất bị tan chảy ra dù không có núi lửa.
Theo Sci-tech Daily, khu vực vỏ Trái đất bị tan chảy bí ẩn là phía Tây Bắc của Châu Mỹ, trên mội dải đất rộng lớn kéo dài từ British Columbia của Canada đến Sorona của Mexico. Vành đai đá magma tan chảy này chạy qua nhiều tiểu bang của nước Mỹ như Idaho, Montana, Nevada, Đông Nam California và Arizona.
Một thành viên trong nhóm nghiên cứu đang kiểm tra những tảng đá magma ở dãy núi Coyote của Arizona - (Ảnh: JAY CHAPMAN).
Phó giáo sư Jay Chapman từ Khoa Địa chất và địa vật lý của Đại học Wyoming (UW - Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu cho biết thường các vành đai đá lửa dài phải liên kết với các núi lửa ở vùng hút chìm, tức là nơi Trái đất tự "nuốt" một phần lớp vỏ của mình thông qua quá trình kiến tạo mảng để "tái chế" đá. Nhưng vùng Tây Bắc Mỹ này không như thế.
Theo công bố trực tuyến trên tạp chí Earth-Science Reviews, vành đai đá magma này chủ yếu được tạo nên khoảng 50-80 triệu năm trước, trong một sự kiện xây dựng núi tên là "Laramide orogeny", cho ra đời hầu hết các dãy núi ở bang Wyoming (Mỹ), bao gồm dãy Laramide, trọng tâm của nghiên cứu. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng chính quá trình tạo núi này đồng thời làm tan chảy vỏ Trái đất.
Sự tan chảy này tất nhiên không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng đang xảy ra ở độ sâu từ khoảng 16km bên dưới bề mặt. Thông thường cần đến núi lửa với một khối lượng nhiệt khổng lồ thì mới khiến đá trong lớp vỏ Trái đất tan chảy được. Nhưng kết quả phân tích cho thấy quá trình tạo núi rất có thể nước đã ngấm vào lớp vỏ sâu của khu vực này, làm giảm điểm nóng chảy của đá.
Trích dẫn nghiên cứu, EurekAlert cho biết chỉ cần khoảng 800 độ C, đá ở dưới lòng đất Wyoming đã tan chảy thành một dạng mềm, nóng và nhão. Tin mừng là quá trình chảy nhão bí ẩn của đá ở Wyoming không phải một hiện tượng bất thường và gây hại cho loài người, trái lại còn có thể tạo ra những mỏ quặng quý giá. Vì vậy, nghiên cứu về vành đai đá tan chảy này có thể giúp khám phá các báu vật địa chất trong tương lai. Rất có thể trong thời gian dài, cảnh quan núi non bề mặt sẽ bị thay đổi theo quá trình tan chảy này, nhưng đó sẽ là một hiện tượng tự nhiên, và sẽ cực kỳ chậm chạp.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...
