Khám phá "những đứa con tử thần" của vụ nổ Big Bang

Các nhà khoa học vừa tìm ra "di sản đen tối" của Big Bang: Một đàn quái vật to gấp hàng tỉ lần Mặt trời.

Theo SciTech Daily, một nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi Đại học Stockholm (Thụy Điển) đã tìm thấy số lượng nhiều không tưởng những lỗ đen "quái vật của mọi quái vật" từ vũ trụ sơ khai. Đó là trạng thái "thây ma" của những vật thể đầu tiên ra đời sau sự kiện vụ nổ Big Bang.

Các lỗ đen này dường như là những cạm bẫy vĩnh viễn giữa không - thời gian, mãi mãi nuốt chửng bất cứ thứ gì đi qua gần đó.

Chúng là loại lỗ đen quái vật lớn nhất, nặng gấp hàng triệu lần cho đến hàng tỉ lần Mặt trời và như những con rồng đang ngủ đông, sẽ thức dậy và nuốt chửng bất cứ thứ gì xui xẻo đi qua, sau đó bùng cháy như những ngọn hải đăng sáng chói.

Khám phá những đứa con tử thần của vụ nổ Big Bang
Hình ảnh của Hubble cho thấy manh mối về một số lỗ đen quái vật nguyên thủy, tồn tại trong 1 tỉ năm đầu tiên hậu Big Bang - (Ảnh: NASA/ESA).

Trước đây, các nhà khoa học đã nói về loại lỗ đen này, vốn tồn tại vào thời kỳ "Bình minh vũ trụ", tức 1 tỉ năm đầu tiên hậu Big Bang.

Chúng thường tồn tại như lỗ đen hoạt động ở trung tâm các thiên hà lớn kỳ dị.

"Nhiều vật thể trong số này có vẻ lớn hơn khối lượng ban đầu mà chúng ta nghĩ có thể có vào thời điểm này, hoặc chúng hình thành rất lớn, hoặc chúng phát triển cực kỳ nhanh chóng" - nhà thiên văn Alice Young, đồng tác giả, cho biết.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters, nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu nhiều năm của kính viễn vọng Hubble để đo lường sự thay đổi về độ sáng của các thiên hà cổ đại, vốn là dấu hiệu rõ ràng của lỗ đen.

Họ không chỉ phát hiện nhiều lỗ đen hơn dự tính mà còn là manh mối về nguồn gốc của chúng.

Một số lỗ đen cổ đại loại này có khả năng được hình thành do sự sụp đổ của các ngôi sao khổng lồ, nguyên sơ trong một tỉ năm đầu tiên hậu Big Bang.

Những đứa con của Big Bang này - một loại sao hết sức cực đoan nhưng thuần vật chất của vũ trụ sơ khai - chỉ có thể tồn tại ở thời kỳ rất sớm trong vũ trụ, bởi các thế hệ sao sau đó đã bị "ô nhiễm" bởi tàn dư các ngôi sao thế hệ trước.

Loại sao siêu khổng lồ và cực đoan đó rất đoản mệnh, chúng nhanh chóng hợp nhất, phát nổ và biến thành lỗ đen nguyên thủy khổng lồ chỉ trong vài giây đầu tiên sau sự kiện Vụ nổ Big Bang.

Với thông tin mới này, các mô hình chính xác hơn về sự hình thành thiên hà có thể được xây dựng cụ thể hơn và giúp nhân loại hiểu thêm về quá khứ khốc liệt của vũ trụ "sơ sinh".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải pháp dùng khí cầu kéo tàu vũ trụ lên cao 30.000m

Giải pháp dùng khí cầu kéo tàu vũ trụ lên cao 30.000m

Nguyên mẫu tàu vũ trụ Neptune Excelsior của công ty Space Perspective được nâng lên cao hơn 99% khí quyển Trái Đất trong thử nghiệm ngoài khơi bang Florida.

Đăng ngày: 24/09/2024
Tàu Soyuz của Nga đưa 3 phi hành gia trở về Trái đất

Tàu Soyuz của Nga đưa 3 phi hành gia trở về Trái đất

Ngày 23-9, tàu vũ trụ Soyuz MS-25 của Nga đã đáp xuống khu vực gần TP Zhezkazgan (Kazakhstan), đưa phi hành đoàn gồm 3 người trở về từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), theo hãng thông tấn TASS.

Đăng ngày: 24/09/2024
Nguy cơ bão từ tấn công Trái đất vào ngày Thu phân

Nguy cơ bão từ tấn công Trái đất vào ngày Thu phân

Trái đất có thể trải qua một cơn bão từ vào ngày 25/9 khi mà Mặt Trời vừa phóng ra một luồng plasma khổng lồ.

Đăng ngày: 24/09/2024
Cảnh tượng sáp nhập thiên hà ngoạn mục được Kính thiên văn James Webb ghi lại

Cảnh tượng sáp nhập thiên hà ngoạn mục được Kính thiên văn James Webb ghi lại

Sử dụng Kính thiên văn James Webb, các nhà thiên văn học đã ghi lại hình ảnh sáp nhập ngoạn mục của các thiên hà.

Đăng ngày: 23/09/2024
Kỷ lục mới của các phi hành gia Nga trên ISS

Kỷ lục mới của các phi hành gia Nga trên ISS

Ngày 20/9, hai phi hành gia Nga đã lập kỷ lục mới về thời gian lưu trú liên tục dài nhất trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 23/09/2024
Chúng ta có thể biến Mặt trời thành một chiếc kính thiên văn khổng lồ không?

Chúng ta có thể biến Mặt trời thành một chiếc kính thiên văn khổng lồ không?

Sử dụng hiện tượng gọi là thấu kính hấp dẫn, chúng ta có thể sử dụng Mặt trời như một kính thiên văn khổng lồ để nhìn sâu vào không gian.

Đăng ngày: 23/09/2024
Hai vật thể vũ trụ va chạm, sự sống “rơi tự do” xuống Trái đất?

Hai vật thể vũ trụ va chạm, sự sống “rơi tự do” xuống Trái đất?

Nghiên cứu mới cho thấy sự sống Trái đất không chỉ có nguồn gốc từ vũ trụ, mà còn đến từ một sự kiện kinh hoàng.

Đăng ngày: 22/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News